Thứ Ba, 14/02/2017 13:03

Năm 2016 khởi sắc của ngành ngân hàng

Bên cạnh làn sóng đổ bộ lên sàn thì ngành ngân hàng trong năm 2016 ghi nhận nhiều điểm sáng như: lợi nhuận bứt phá, động thái dọn sạch nợ xấu thông qua mua lại từ VAMC và tỷ lệ nợ xấu ghi nhận giảm so với thời điểm cuối năm trước.

Lợi nhuận bứt phá

Tính đến thời điểm hiện tại, Vietcombank (VCB) đang là ngân hàng có lãi ròng dẫn đầu trong hệ thống với 6,826 tỷ đồng, tăng trưởng 28%. Áp sát ngay sau đó là VietinBank (CTG) với 6,805 tỷ đồng, tăng 19%. BIDV (BID) đã lùi xuống so với hai ngân hàng trên, với con số khoảng 6,159 tỷ đồng.

Tổng tài sản có hợp nhất tính đến cuối năm 2016 của Vietcombank và VietinBank lần lượt ở mức 790,000 tỷ đồng và 950,000 tỷ đồng, tăng trưởng trên dưới 20%. Còn BIDV, tổng tài sản của Ngân hàng đã vượt mức 1 triệu tỷ đồng.

Huy động vốn và dư nợ tín dụng của 3 “ông lớn” đều tăng trưởng từ 20-30% so với đầu năm. Đáng chú ý, cơ cấu tín dụng dần dịch chuyển về hướng khách hàng thể nhân và tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng này được đẩy cao hơn, nhất là VietinBank với tỷ trọng thu ngoài lãi từ dịch vụ đã đạt mốc 20%.

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 tại một số ngân hàng
Đvt: Tỷ đồng, %
(*): Theo BCTC riêng ngân hàng mẹ

Con số lãi ngàn tỷ không chỉ dừng lại đối với tam trụ đầu ngành, gần đây nhất, mặc dù chưa công bố báo cáo tài chính nhưng lãnh đạo Techcombank cho biết ngân hàng có thể thu về gần 4,000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2016. Ở mức thấp hơn, MBB dù chưa bứt phá nhưng tiếp tục đạt được sự tăng trưởng ổn định với lãi ròng vượt 2,800 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2015 và tạm thời dẫn đầu về lợi nhuận trong khối các ngân hàng cổ phần không có vốn chi phối của Nhà nước đã công bố BCTC hợp nhất quý 4/2016 đến nay.

Với ACB, lãi thuần từ các hoạt động đều tăng trưởng so với năm trước, nên dù chi phí dự phòng tăng mạnh nhưng lợi nhuận trước thuế 2016 vẫn tăng 17% lên 1,667 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 1,325 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 30%.

Lợi nhuận và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm 2016 tại một số ngân hàng tiêu biểu
Đvt: Triệu đồng, %

Ngược lại với ACB, Eximbank (EIB) có thu nhập lãi thuần trong năm giảm song chi phí dự phòng cũng giảm mạnh nên lãi ròng cả năm của ngân hàng vẫn đạt hơn 300 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 7.7 lần. Tính riêng trong quý 4, Eximbank ghi nhận lãi ròng 150 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ 485.5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Còn VIB, sau khi hơn 564 triệu cp chào sàn UPCoM kể từ đầu tháng 1/2017, ngân hàng này đồng thời công bố BCTC hợp nhất trước kiểm toán năm 2016 với lãi ròng sau thuế tăng 8% lên 562 tỷ đồng. Năm 2017, VIB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao hơn 10% so với kế hoạch 2016. Kết thúc năm 2016, tổng vốn chủ sở hữu của VIB đạt trên 8,700 tỷ đồng, ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ 5,644 tỷ đồng theo kế hoạch được ĐHĐCĐ thông qua và chấp thuận của NHNN.

Mặc dù chưa công bố BCTC quý 4/2016, nhưng cả HDBank, ABBankOCB đều cho biết lợi nhuận trước thuế năm 2016 bứt phá mạnh so với năm 2015. Cụ thể, sau 3 năm tiến hành tái cơ cấu, lần lượt sáp nhập DaiABank và mua lại Công ty Tài chính Việt SVGF, HDBank công bố tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lên tới gần 63% so với năm trước, cán mốc 1,282 tỷ đồng - được biết đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của ABBankOCB tăng lần lượt 168%, 81% lên 288 tỷ và 484 tỷ đồng.

Dọn sạch nợ xấu

Không chỉ đứng đầu hệ thống về con số lợi nhuận sau thuế, Vietcombank và VietinBank còn tiên phong dọn dẹp nợ thông qua việc công bố mua lại toàn bộ nợ xấu từ VAMC.

Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên sạch nợ tại VAMC sau khi mua lại toàn bộ 4,300 tỷ đồng nợ xấu chỉ sau 2 năm xử lý nợ, vượt 3 năm so với lộ trình 2020 mà Quốc hội, Chính phủ chủ trương.

Còn VietinBank, tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2017, ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch HĐQT cho biết, VietinBank sẽ tập trung xử lý nợ xấu trong năm 2017 và mua lại nợ đã bán cho VAMC bằng nguồn lực của ngân hàng. Được biết, ngày 16/02 tới đây, VietinBank dự kiến thanh toán cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ thực hiện 7%, số tiền dự chi trong đợt này hơn 2,600 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng tại thời điểm 31/12/2016

Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng công bố hiện nay đa số được kiểm soát dưới 2%. Các nhà băng có lãi ròng tăng trưởng tốt trong năm đồng thời cũng có nợ xấu giảm mạnh, điển hình như ACB với tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 0.88% so với 1.32% cuối năm 2015, hay OCB giảm từ 2.32% xuống chỉ còn 1.51%, MBB giảm từ 1.63% xuống 1.34%. TPBank cũng cho biết tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2016 ở mức 0.51%, con số này tại HDBank là 1.65%.

Trong khi đó, nợ có khả năng mất vốn và nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh khiến tỷ lệ nợ xấu tại Eximbank cũng gia tăng đáng kể từ 1.86% lên 2.94%. Còn với BIDV, trích lập dự phòng gia tăng không chỉ bào mòn lợi nhuận của ngân hàng này mà còn kéo tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1.94% cuối năm 2016 so với mức 1.66% thời điểm đầu năm./.

Theo báo cáo tình hình kinh tế năm 2016 và dự báo năm 2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống theo báo cáo của các TCTD giảm nhẹ từ 2.9% năm 2015 xuống 2.8%. Song việc xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD còn chậm và chưa triệt để, còn áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật. Trong số nợ xấu bán cho VAMC, chỉ mới xử lý được khoảng 38 ngàn tỷ đồng, tương đương 15% (qua bán tài sản đảm bảo và bán nợ: 14.5 ngàn tỷ đồng, ủy thác TCTD thu hồi nợ: 23.3 ngàn tỷ đồng) và chiếm 4.3% tổng dư nợ tín dụng.

Trong năm 2016, hệ thống TCTD đã xử lý khoảng 95 ngàn tỷ đồng nợ xấu, trong đó qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52.6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26.6%, bán cho VAMC chiếm 21%.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu báo cáo (2012-2016)
Nguồn: UBGSTCQG
Các tin tức khác

>   Giá vàng giảm về dưới 37 triệu đồng/lượng (14/02/2017)

>   Nợ xấu - lỗi tại ai? (14/02/2017)

>   ​Không truy tố Huỳnh Thị Huyền Như tội tham ô tài sản (14/02/2017)

>   Đạt đỉnh 4 năm: ACB đã trở lại và có lợi hại hơn xưa? (15/02/2017)

>   Không nhất thiết phải lập DN để vay vốn với lãi suất hợp lý (13/02/2017)

>   Rà soát tiêu chuẩn lãnh đạo ngân hàng sau nhiều đại án (13/02/2017)

>   VIB: Năm 2016 lãi ròng 561 tỷ đồng, nợ xấu 2.57% (13/02/2017)

>   7 khó khăn pháp lý khi xử lý nợ xấu (13/02/2017)

>   Giá vàng đi ngang, tỷ giá trung tâm lên 22,234 đồng (13/02/2017)

>   Hợp đồng bảo lãnh, cần bảo vệ quyền lợi tổ chức tín dụng hay người bảo lãnh? (13/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật