Thứ Sáu, 03/02/2017 13:33

"Hiện tượng tháng 1" liệu có ứng nghiệm trên thị trường Việt Nam?

Hầu hết các nhà đầu tư đều muốn biết được thị trường chứng khoán tăng hay giảm trong năm nay? Một lý thuyết thị trường được chấp nhận rộng rãi là "Hiện tượng tháng 1” hay còn được hiểu là Phong vũ biểu tháng 1 giả định rằng nếu tháng 1 tăng thì thị trường chứng khoán trong năm đó sẽ tăng điểm và ngược lại thị trường sẽ có năm giảm điểm nếu tháng 1 giảm.

Tầm quan trọng của phân tích chu kỳ

Chu kỳ giúp nhà đầu tư dự đoán chính xác các hiện tượng tự nhiên: mùa chim di trú, thủy triều, chuyển động của các hành tinh,… Phân tích chu kỳ cũng giúp chúng ta dự đoán sự thay đổi của thị trường tài chính, mặc dù không phải luôn luôn chính xác như trong tự nhiên.

Bản chất của tính chu kỳ đối với chứng khoán lại khó giải thích hơn. Về mặt lý thuyết, tính chu kỳ của một số chứng khoán bị ảnh hưởng từ yếu tố tâm lý con người cho đến thời tiết, tính mùa vụ,…Trong đó tâm lý con người là yếu tố có ảnh hưởng lớn.

Chúng ta biết rằng giá thể hiện sự đồng thuận trong kỳ vọng giữa người mua và người bán. Những kỳ vọng này luôn thay đổi làm dịch chuyển đường cung, cầu. Sự dao động của giá là kết quả tất yếu của quá trình thay đổi kỳ vọng và dẫn đến các biến động mang tính chu kỳ.

Nếu chiêm nghiệm lại thì chúng ta có thể thấy tính chu kỳ xuất hiện ở bất kỳ sự vật, hiện tượng nào. Để có thể kiếm lời từ việc phân tích chu kỳ thì tính chính xác của chu kỳ phải được kiểm chứng trong quá khứ và nên được sử dụng kết hợp với các công cụ khác.

Phân biệt January Effect và January Barometer

Januray Effect hay còn gọi là Hiệu ứng tháng 1 cho rằng thị trường có chiều hướng tăng mạnh trong tháng 1. (Nguồn: Sách Phân tích kỹ thuật từ A đến Z).

Lý do được đưa ra là sau khi làn sóng bán ra để tránh thuế và làm đẹp báo cáo tài chính cuối năm kết thúc, thị trường có chiều hướng phục hồi trở lại.

Bên cạnh đó, đầu năm, tín dụng ngân hàng tương đối rộng mở trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh và một phần chảy vào chứng khoán, nâng đỡ thị trường. Những tháng đầu tiên của năm mới, TTCK cũng nhận được nhiều thông tin hỗ trợ như các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh năm cũ, chia cổ tức, đặt ra các chỉ tiêu kinh doanh cho năm mới.

Một số giả thuyết liên quan đến tài chính hành vi để giải thích cho hiện tượng này: Các nhà đầu tư bán các cổ phiếu đang lãi để hiện thực hóa lợi nhuận bán nếu đang lỗ để giảm thuế phải nộp. Một lý do khác là nhiều người thường có khoản thưởng cuối năm và dùng số tiền này mua chứng khoán lấy hên đầu năm. Khi càng nhiều người biết đến Hiệu ứng tháng 1 thì hiệu ứng lại diễn ra sớm hơn, ngay từ cuối năm trước đó

January Barometer hay còn gọi là Hiện tượng tháng 1, được đề cập lần đầu tiên bởi Yale Hirsch trong quyển sách Stock Trader’s Almanac vào năm 1972 : Có hiện tượng kỳ lạ là thị trường chứng khoán sẽ có năm tăng điểm nếu tăng trong tháng 1 và ngược lại thị trường sẽ có năm giảm điểm nếu giảm trong tháng 1. Vì vậy có câu nói “Đầu xuôi, đuôi lọt”. (Nguồn: Sách Phân tích kỹ thuật từ A đến Z).

Từ năm 2001 đến 2016, Hiện tượng tháng 1 đúng 12 trong tổng số 16 lần, chiếm tỷ lệ 75%.

Những lý do cơ bản giải thích cho sự tồn tại của Hiện tượng tháng 1 là ít thuyết phục, hiện tượng trên nên được hiểu theo phương pháp thống kê dữ liệu.

Thống kê Hiện tượng tháng 1 trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bảng thống kê tăng/giảm(%) trong tháng 1, quý 1 và cả năm
Nguồn: Vietstock Updater

Như trong bảng trên thì chúng ta có thể thấy tỷ lệ đúng của hiện tượng này là khá cao 12/16 năm, chiếm tỷ lệ 75%.

Biểu đồ tăng/giảm(%) trong tháng 1, quý 1 và cả năm
Nguồn: Vietstock Updater

Ứng dụng Hiện tượng tháng 1 trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Phương pháp ứng dụng rất đơn giản khi sử dụng Phong vũ biểu tháng 1 để đầu tư thụ động thời gian còn lại trong năm trên thị trường chứng khoán. Điều đó tạo ra một động lực thấp để theo đuổi chiến lược này.

Mặc dù Hiện tượng tháng 1 có tỷ lệ đúng khá cao 75% nhưng lý thuyết trên lại không đề cập đến sự định lượng về mức độ tăng/giảm của tháng 1 và cả năm.

Như tính toán trên thì chỉ số R2 khá thấp dưới 0.1, vì vậy, sự thay đổi trong tháng 1 sẽ gần như không dự báo được sự thay đổi trong cả năm.

Bảng nhận xét phương pháp giao dịch dựa trên Hiện tượng tháng 1

Kết luận: Hiện tượng tháng 1 là thống kê mang tính chu kỳ cho rằng thị trường chứng khoán sẽ có năm tăng điểm nếu tăng trong tháng 1 và ngược lại thị trường sẽ có năm giảm điểm nếu giảm trong tháng 1.

Nhiều nhà đầu tư sử dụng các phong vũ biểu tháng một để xác định có hay không đầu tư vào cổ phiếu trong thời gian một năm. Mặc dù hiện tượng này có độ chính xác cao 75% và mức lỗ cao nhất (Maximum Drawdown) - 15% nhưng nó nên được sử dụng cùng với các phương pháp khác để tránh thiệt hại hay mất cơ hội cho lợi nhuận khi dự đoán không chính xác./.

Các tin tức khác

>   Điểm danh những quán quân ngành trong năm Bính Thân (25/01/2017)

>   Dự báo năm 2017 qua lăng kính của doanh nghiệp niêm yết (31/01/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 23/01 (23/01/2017)

>   VKP: Tạm ngừng giao dịch từ 25/01 để bảo vệ nhà đầu tư (20/01/2017)

>   TCR: Phó TGĐ Peng Shih Ting bị phạt do báo cáo trễ giao dịch (20/01/2017)

>   Ấn tượng cổ phiếu bất động sản tăng trưởng 3 năm (08/02/2017)

>   Vì sao nhiều cp bất động sản vẫn rớt giá dài hạn dù thị trường đã hồi phục? (23/01/2017)

>   Bất chấp kinh doanh thua lỗ, cổ phiểu KAC vẫn nhảy vọt hơn 170% (20/01/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 20/01: VN-Index tăng điểm 4 tuần liên tiếp (20/01/2017)

>   20/01: Bản tin 20 giờ qua (20/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật