Điểm danh những quán quân ngành trong năm Bính Thân
Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt trong năm Bính Thân (15/02/2016-20/01/2017) vừa qua, người viết xin điểm lại những quán quân ngành với bước tăng trưởng giá gấp đôi thậm chí gấp ba, đem lại một cái Tết ấm lòng cho nhà đầu tư.
Theo tiêu chuẩn NAICS 2007 (The North American Industry Classification System) mà Vietstock đã lựa chọn để áp dụng cho việc phân ngành, thị trường có tổng cộng 20 nhóm ngành (không xét chứng chỉ quỹ). Trong 20 quán quân ngành về mức độ tăng giá cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân phiên trên 10,000 đơn vị, có 6 đơn vị có mức tăng trưởng giá lên đến trên 200% và Tập đoàn Thép tiến lên nổi bật nhất chiếm giữ vị trí đầu tiên khi giá tăng đến trên 300% để đạt mức giá 13,000 đồng.
1. Bán buôn – Tập đoàn Thép tiến lên
Tỷ lệ tăng: 302%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: TLH
Nằm trong nhóm ngành sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép – vốn được hưởng nhiều thuận lợi trong năm Bính thân, TLH chính là quán quân trong các quán quân ngành về mức độ tăng giá cổ phiếu với tỷ lệ 302% từ mức giá 3,230 đồng lên 13,000 đồng/cp.
Đồng hành cùng với việc cổ phiếu có bước giá tăng mạnh, kết quả kinh doanh của Thép Tiến lên cũng có rất đột phá, 9 tháng đầu năm ghi nhận lãi ròng 339.4 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 24 lần so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất kể từ năm 2007 đến nay. Nguyên nhân theo đơn vị là do nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tăng, giá thép thế giới tăng cao và trữ được lượng hàng tồn kho giá vốn thấp.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
2. Vật liệu và Xây dựng – CTCP Thép Việt Ý
Tỷ lệ tăng: 269%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: VIS
Năm Bính thân 2016 đánh dấu thay đổi mang tính bước ngoặt về mô hình hoạt động của VIS, đó là việc Tổng công ty Sông Đà đã thoái toàn bộ vốn và VIS đã chính thức trở thành công ty đa sở hữu, nhà nước không còn nắm quyền chi phối. Theo VIS, sự kiện này giúp cho công tác quản lý điều hành thay đổi, Công ty đã có sự linh hoạt phản ứng nhanh nhạy đối với thị trường hơn.
Về kết quả kinh doanh, năm 2016 Công ty cũng ghi nhận bước cải thiện mạnh khi lãi ròng đạt 72.9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ gần 52 tỷ đồng. Kết quả này đạt được chủ yếu là nhờ giá thép tăng mạnh trong quý 1 giúp lãi ròng đạt được 22 tỷ và quý 4 mùa vụ bội thu đem về 38.9 tỷ đồng.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
3. Xây dựng – CTCP Vinacomex 21
Tỷ lệ tăng: 235.3%
Sàn: HNX
Mã chứng khoán: V21
Khởi đầu năm Bính thân tại mức giá cốc trà đá 3,400 đồng/cp, cổ phiếu V21 đã mất 10 tháng sau đó để tăng gần gấp đôi lên trên 6,000 đồng và chỉ có 2 tháng cuối năm để chạy nước rút lên trên mệnh giá 11,400 đồng/cp, ghi nhận mức tăng trưởng 238.5%.
Nói về kết quả kinh doanh, xét chung 9 tháng đầu năm Công ty lỗ 1.7 tỷ, nặng hơn mức lỗ cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong quý 3, V21 đã bất ngờ có khoản lãi ròng 2.3 tỷ, gấp 3 lần đem đến một kỳ vọng mới về triển vọng lật ngược thế cờ trong quý còn lại của năm.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
4. Thực phẩm và đồ uống – CTCP Đường Kon Tum
Tỷ lệ tăng: 222.5%
Sàn: HNX
Mã chứng khoán: KTS
Cổ phiếu KTS đặc biệt phi nước đại trong nửa đầu năm 2016 khi giá tăng từ 12,700 đồng lên 66,800 đồng, gấp 5.2 lần. Đà tăng mạnh trong khoảng thời gian này có lẽ đến từ bước tăng trưởng mạnh mẽ từ kết quả kinh doanh quý 1/2016, lãi ròng ghi nhận gần 24 tỷ đồng, gấp 23 lần cùng kỳ năm trước nhờ sản lượng và giá đường, mật cùng tăng mạnh. Tuy nhiên qua thời gian còn lại của năm giá KTS dần dần sụt giảm cùng với kết quả kinh doanh giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Kết năm Bính thân, cổ phiếu KTS vẫn duy trì được trên mức 41,000 đồng/cp tăng 222.5% so với thời điểm đầu năm.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
5. Bất động sản – CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu
Tỷ lệ tăng: 195%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: VRC
VRC là cổ phiếu thuộc nhóm bất ngờ tăng mạnh vào những tháng cuối năm (kể từ tháng 10 trở đi) sau khoảng thời gian đi ngang trước đó. Tuy giá tăng mạnh nhưng qua 9 tháng đầu năm VRC vẫn chưa thể thoái khỏi dớp thua lỗ (ghi nhận âm 737 triệu đồng) cùng với doanh thu giảm mạnh 73% xuống còn 3.6 tỷ đồng.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
6. Vận tải và kho bãi – CTCP Kho vận miền Nam
Tỷ lệ tăng: 175.8%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: STG
Chính thức thoát khỏi vòng tay bao bọc của Nhà nước vào tháng 7/2015 sau khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái hết vốn, sau hơn 1 năm tại STG đã có nhiều thay đổi. Chuyển biến nhãn tiền chính là việc giá cổ phiếu bứt phá mạnh từ mốc dưới 6,000 đồng lên trên mức 23,000 đồng và đà tăng mạnh nhất đi kèm thanh khoản cao là kể từ tháng 6/2016.
Điểm thay đổi thứ hai là rầm rộ vung tiền để M&A, trong năm 2016 STG đã lần lượt thâu tóm CTCP MHC, CTCP Vận tải đa phương thức (VTX), Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Soreco, Tổng CTCP Đường sông miền Nam – SWC (thông qua công ty con Hạ tầng Sotrans)… Tính đến 30/09/2016, STG đã đầu tư lần lượt hơn 1,063 tỷ vào công ty con và 121.2 tỷ vào công ty liên doanh, liên kết tăng mạnh so với con số 413 tỷ và 4 tỷ thời điểm đầu năm.
Cuối cùng là quy mô vốn điều lệ của STG đã tăng gấp 5.2 lần để lên mức 854 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm cùng lãi ròng 9 tháng đạt 87 tỷ, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước. EPS ghi nhận 4,118 đồng, tăng trưởng 6%.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
7. Bảo hiểm – CTCP Bảo hiểm NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tỷ lệ tăng: 173.2%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: BIC
Diễn biến cổ phiếu BIC trong năm qua tăng khá đẹp, hầu như mọi thời điểm trong năm đều đi lên và chỉ có một khoảng thời gian ngắn điều chỉnh vào tháng 10. Theo đó, BIC đã có một cái kết năm đẹp tại mức giá 41,300 đồng/cp tăng trưởng 168.6%.
Đi cùng diễn biến cổ phiếu nổi bật là khoản lợi nhuận ròng 107 tỷ đồng cho 9 tháng đầu năm, tăng trưởng 67% nhờ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tài chính cùng khởi sắc.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
8. Bán lẻ - CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh
Tỷ lệ tăng: 164.4%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: HAX
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
9. Chế biến Thủy sản – Tập đoàn Hoàng Long
Tỷ lệ tăng: 121.7%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: HLG
Năm 2016, HLG ghi nhận lãi ròng đạt hơn 141 tỷ đồng, không thay đổi so với năm 2015 nhưng vượt 46% kế hoạch năm.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
10. SX Nhựa và Hóa chất – CTCP Bao bì Nhựa Sài Gòn
Tỷ lệ tăng: 111.1%
Sàn: HNX
Mã chứng khoán: SPP
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
11. Khai khoáng – CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương
Tỷ lệ tăng: 108.5%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: KSB
Nổi bật lên trong một năm Bính thân có thể nói là cực kỳ ảm đạm đối với ngành khai khoáng, KSB chính là cổ phiếu cứu cánh cho ngành khi tăng trưởng 108.5% để đạt mức giá 66,700 đồng/cp vào thời điểm cuối năm.
Bên cạnh duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng cao, lãi ròng năm 2016 đạt 205.8 tỷ đồng, tăng trưởng 64% thì trong năm qua KSB còn một sự kiện quan trọng là sự rút lui của cổ đông lớn Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mở ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư muốn nhảy vào. Quả thực, Đầu tư căn nhà Mơ ước (HOSE: DRH) đã không bỏ lỡ cơ hội, tính đến cuối năm DRH đã sở hữu 22.3% vốn DRH và luôn muốn nâng lên 51%.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
12. Chăm sóc sức khỏe – CTCP Dược phẩm Trung ương 3
Tỷ lệ tăng: 103.3%
Sàn: HNX
Mã chứng khoán: DP3
Trong năm Bính thân 2016, nhóm ngành Chăm sóc sức khỏe nổi lên với những sự kiện đình đám như DHG đón cổ đông ngoại, DMC tăng room ngoại lên 100% và chính thức về tay CFR International SPA. Đồng thời, giá của các cổ phiếu trong ngành cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là DMC đã từng có mức tăng lên đến hơn 100%, tuy nhiên càng về cuối năm cổ phiếu này bắt đầu giảm giá và nhường vị trí quán quân ngành cho DP3 với mức tăng 96.7%.
Thế nhưng trong năm qua, điều đáng chú ý nhất ở DP3 có lẽ lại là việc xuất hiện giao dịch dày đặc của cổ đông nội bộ từ HĐQT, BKS cho đến các Phó Tổng trong khi kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm có sự tăng trưởng 31% ở lãi ròng.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
13. Nông – Lâm – Ngư – CTCP Cao su Phước Hòa
Tỷ lệ tăng: 83.9%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: PHR
Vào những tháng cuối năm, thị trường liên tục chứng kiến việc giá cao su thiên nhiên từng bước hồi phục qua các mốc kháng cự quan trọng, tính đến cuối năm giá cao su đã chính thức đạt mức cao nhất kể từ năm 2013. Theo đó, nhiều cổ phiếu trong ngành cũng tăng mạnh, trong đó PHR là tăng mạnh nhất với tỷ lệ 83.9%.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
14. Công nghệ và Thông tin – CTCP Công nghệ Tiên Phong
Tỷ lệ tăng: 72.3%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: ITD
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
15. Tiện tích – Tổng công ty Khí Việt Nam
Tỷ lệ tăng: 63.9%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: GAS
Sau năm 2015 tụt dốc thảm hại sang năm 2016 cổ phiếu GAS đã phục hồi đáng kể và đạt mức tăng trưởng 62%. Dẫu vậy, về kết quả kinh doanh, do giá dầu tiếp tục giảm nên lãi ròng 9 tháng đầu năm của GAS giảm thêm 46% so với cùng kỳ năm 2015 chỉ đạt 4,162 tỷ đồng.
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
16. SX Hàng gia dụng – CTCP SXKD và XNK Bình Thạnh
Tỷ lệ tăng: 37%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: GIL
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
17. Chứng khoán – Chứng khoán Bảo Việt
Tỷ lệ tăng: 36.7%
Sàn: HNX
Mã chứng khoán: BVS
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
18. Ngân hàng – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Tỷ lệ tăng: 29.7%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: VCB
Cổ phiếu Vietcombank (VCB) xứng đáng là quán quân của ngành ngân hàng đem lại tỷ suất sinh lời cao cho nhà đầu tư trong năm 2016 khi thị giá tăng mạnh, kết quả kinh doanh cả năm tăng trưởng 23.4% ở lợi nhuận trước thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì mức 1.44% và điểm nhấn quan trọng nhất là mạnh tay chi thưởng cổ phiếu lên đến tỷ lệ 35% (là điều mà rất hiếm ngân hàng làm được).
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
19. Sản phẩm cao su – CTCP CN Cao su miền Nam
Tỷ lệ tăng: 19.3%
Sàn: HOSE
Mã chứng khoán: CSM
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
20. Ngành sản xuất máy móc – CTCP Nagakawa Việt Nam
Tỷ lệ tăng: 5.7%
Sàn: HNX
Mã chứng khoán: NAG
Diễn biến giá cp trong vòng 1 năm qua
|
|