Nhịp đập Thị trường 20/01: VN-Index tăng điểm 4 tuần liên tiếp
Mặc dù bên bán có gia tăng hoạt động đôi chút trong 15 phút giao dịch cuối, tuy nhiên, lực cầu là vẫn đủ để hấp thụ và từ đó, giúp VN-Index đóng cửa tăng 0.58%, chốt tuần tại 686.26 điểm, ghi nhận tuần tăng điểm thứ tư liên tiếp.
HNX-Index kém hơn khi đóng cửa tuần giảm điểm so với tuần trước tuy nhiên, mức giảm là không đáng kể, chỉ 0.12%, tương đương mất 0.1 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường ghi nhận mức 2,451 tỷ đồng, giảm 8% so với phiên iao dịch trước. Tính trung bình cả tuần, mỗi phiên thị trường có 2,641 tỷ đồng được mua bán, tăng nhẹ so với mức bình quân của tuần trước là 2,634 tỷ đồng/phiên.
14h: Bia rượu phân hóa mạnh
Bộ đôi BHN và SAB tiếp tục có phiên giao dịch ấn tượng trong ngày cuối tuần. Nếu như SAB duy trì chuỗi tăng giá chậm nhưng chắc chắn kể từ sau khi thiết lập vùng giá đáy tại 197,000 đ/cp thì BHN ghi nhận phiên thứ 2 tăng rất mạnh sau khi chuyển sàn.
Tuy nhiên, diễn biến tích cực này chỉ xảy ra tại 2 ông lớn kể trên, đối với phần còn lại của nhóm ngành bia rượu như WSB, SMB, BSP, BHP, THB, …, sự dao động giá là không xuất hiện còn thanh khoản là một điều gì đó xa xỉ.
Đóng cửa phiên sáng, VN-Index duy trì mức tăng gần 0.5%, cao hơn 1 chút ở mức 0.76% là HNX-Index trong khi Upcom-Index vẫn loay hoay ở mức tham chiếu.
KLGD tạm ghi nhận ở mức 58.4 đơn vị, tương đương giá trị đạt 1,329 tỷ đồng.
10h30: Phân bón ngừng rơi, xây dựng đồng loạt tăng
Nhóm cổ phiếu đầu vào của lĩnh vực trồng trọt có dấu hiệu ổn định trở lại sau giai đoạn biến động mạnh, LAS, BFC, DPM, DCM, … đều tăng nhẹ.
Theo đánh giá, năm 2017, ngành phân bón tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi 1) tình trạng mất cân đối cung cầu tiếp tục diễn ra; 2) cạnh tranh với phân bón nhập khẩu giá rẻ, kém chất lượng; 3) sự phục hồi của giá dầu ảnh hưởng đến biên LN gộp. Tuy nhiên, ngành này cũng được kỳ vọng khi Bộ NN đã đồng ý bãi bỏ chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với các mặt hàng phân bón nhập khẩu đồng nghĩa với việc hạn chế nguồn cung, đồng thời việc thay đổi chính sách thuế VAT cũng được cho là 1 động lực đáng kể cho nhóm cổ phiếu ngành này.
Cổ phiếu CTD cũng tăng mạnh, bứt khỏi MA20 sau khi thông tin lợi nhuận quý 4 được công bố ở mức 460.5 tỷ đồng, tăng hơn 82% so với năm trước, EPS cả năm 2016 ghi nhận mức 25,803 đ/cp. Hai ông lớn khác trong ngành xây dựng là HBC và FCN cũng được kỳ vọng sẽ đón nhận các kết quả tương tự thể hiện bằng việc giá đang tăng khá tích cực.
Trong top 20 vốn hóa HOSE, chỉ còn VIC, STB và EIB giảm điểm nhẹ, các cổ phiếu khác sau 1 thời gian điều chỉnh cũng có dấu hiệu khởi sắc trong phiên này là BMP, FPT, MSN.
10h: Đồng loạt khởi sắc
Cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường là VNM tăng khá mạnh sau gần 3 tuần đi ngang ở vùng giá 126 – 127, đóng góp đáng kể vào đà tăng của VN-Index với 1.12 điểm.
NT2 trên cơ sở thông tin KQKD 2016 tích cực đã tăng trở lại 600đ sau 4 phiên giảm liên tục trước đó. Mới đây, cty này đã công bố mức lãi ròng 2016 đạt 1,085 tỷ đồng, vượt 49% kế hoạch và ghi nhận EPS đạt 3,740 đồng.
ACB thể hiện vai trò dẫn dắt trong nhóm ngân hàng với việc tăng mạnh 500 đ, bất chấp thông tin The CH/SE Asia Investment Holdings muốn bán hết 539,330 cp từ ngày 20/01/2017 – 17/02/2017.
ROS tiếp tục điệp khúc mỗi ngày tăng 1 ít nhưng đã tăng liên tục trong vòng 23 phiên liên tiếp. Sau giai đoạn dao động mạnh khiến nhiều người có cái nhìn lo ngại, có vẻ cổ phiếu này đã thay đổi chiến thuật nhằm thu hút nhà đầu tư từ giữa tháng 12 trở lại đây với việc tăng chậm nhưng khá chắc chắn. Tính từ 13/12/2016, ROS đã tăng xấp xỉ 25% giá trị.
09h55: VN-Index tăng 3.55 điểm, tương ứng hơn 0.52%, HNX-Index cũng tăng xấp xỉ 0.45% với KLGD toàn thị trường đạt 20.4 triệu đơn vị, GTGD ghi nhận mức 503 tỷ đồng.
Mở cửa: Ngân hàng trở lại
Nhóm cổ phiếu tài chính tiếp tục cho thấy vai trò dẫn dắt thị trường tại thời điểm hiện tại khi đồng loạt tăng điểm nhẹ, kéo các chỉ số khởi đầu phiên khá tích cực.
Kéo theo đó, hai cổ phiếu đầu ngành thép là HSG và HPG cũng bước đầu cho thấy dấu hiệu trở lại sau một vài phiên gặp áp lực bán tương đối lớn. Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng ăn theo giá dầu thô với việc hàng loạt mã như PGS, PVD, PVS, … đang tăng ở thời điểm mở cửa.
Ngoại trừ UPCOM-Index đang giảm nhẹ, 2 chỉ số chính đang lần lượt tăng 0.36% và 0.84%, thanh khoản như thường lệ vẫn chỉ đạt mức thấp.
Cập nhật trước phiên
Khi sự sôi động của nhóm cổ phiếu ngân hàng không còn được duy trì, thị trường đã trở lại với trạng thái trầm lắng do ảnh hưởng từ dịp tết âm lịch đang đến. Nhìn chung, hai chỉ số đại diện chỉ dao động quanh ngưỡng tham chiếu trong hôm nay trước khi giảm khá mạnh vào 30 phút cuối phiên.
Thanh khoản tiếp tục giảm với chỉ 2,561 tỷ đồng, giảm 14.62% so với phiên giao dịch trước. Số lượng mã giảm nhiều gấp rưỡi so với số lượng cổ phiếu tăng giá. Dòng tiền trên thị trường đang khá yếu và khó có thể kỳ vọng vào một sự đột biến tích cực trong thời gian trước Tết.
Mới đây, HOSE đã công bố đợt tái cơ cấu chỉ số VN30 thực hiện mỗi 6 tháng trong tuần này, bao gồm 30 công ty niêm yết lớn nhất thị trường dựa theo giá trị vốn hóa, thanh khoản và tỷ lệ giao dịch tự do (free float). Ba mã được thêm vào giỏ chỉ số này là BMP (+0.1%), CTD (+2.1%) và DHG (+2.6%) đều tăng điểm trong khi ba mã bị loại khỏi giỏ VN30 là FLC (-0.4%), HCM (-0.5%) và PPC (-3.1%) lại cho thấy biểu hiện kém tích cực.
Tăng trên diện rộng
14h00: Số lượng cổ phiếu tăng giá tăng đáng kể với tỷ lệ 1.5/1 tại HSX, chỉ số VN-Index cũng vì thế vọt lên mức cao nhất trong phiên, tương ứng tăng hơn 6 điểm, tiến rất sát vùng đỉnh 9 năm của TTCK Việt Nam là 690 điểm.
Tại Hà Nội, tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là khá cân bằng 66/65, tuy nhiên, các cổ phiếu lớn nhất như ACB, PVS, VCS, VCG, … đều tăng nên HNX-Index cũng ghi nhận mức tăng 0.7%, lên đứng tại 83.46 điểm.
Ở một diễn biến khác, mới đây, ước tính trung bình của 11 chuyên gia phân tích được khảo sát bởi Bloomberg cho biết, VN-Index sẽ tăng lên 745 điểm vào cuối năm 2017 hoặc tăng 12% so với cuối năm 2016. Nền kinh tế được củng cố, hoạt động thoái vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước và sự tăng trưởng của các doanh nghiệp niêm yết được cho là các động lực của nhận định đầy khả quan này.
|