Thứ Năm, 05/01/2017 13:41

Đầu tư thụ động đã chiến thắng trong năm 2016 và sẽ còn tiếp diễn

Một lần nữa, 2016 lại là năm của các nhà đầu tư theo trường phái “thụ động”.

Một trong những xu hướng đầu tư lớn nhất trong thập kỷ qua vẫn không hề suy giảm trong năm 2016, khi các nhà đầu tư “quay lưng” với phương thức đầu tư chủ động, trong đó các chứng khoán được lựa chọn bởi một cá nhân hoặc đội nhóm mà không phải neo theo một tiêu chuẩn nào đó như cách đầu tư thụ động.

Theo Morningstar, trong năm 2016, nhà đầu tư đã rút 285.2 tỷ USD khỏi các quỹ chủ động, trong khi lượng vốn đổ vào các quỹ thụ động lên tới 428.7 tỷ USD. Điều này càng chứng tỏ xu hướng đầu tư đã tồn tại trong gần 10 năm qua ngày càng được mở rộng, theo EPFR Global.

Mặc dù giá trị tài sản được nắm giữ bởi các chiến lược đầu tư chủ động vẫn tiếp tục nhiều hơn so với thụ động - 9.3 ngàn tỷ USD so với 5.3 ngàn tỷ USD, theo Morningstar - nhưng rõ ràng là đã có sự dịch chuyển sang các quỹ thụ động, và lý do đằng sau đó là không chỉ do chi phí của chiến lược đầu tư thụ động thường rẻ hơn so với chủ động (Được biết, lệ phí của chiến lược đầu tư thụ động có xu hướng về 0), mà do họ đã “quảng bá” về thành quả cao hơn trong lịch sử.

Đo lường chiến thắng là 1 việc khó khăn. Xét về định nghĩa, chiến lược thụ động không thể có thành quả tốt hơn (hoặc không hiệu quả hơn) chỉ số cơ sở. Và số lần các chiến lược chủ động có thể "đánh bại thị trường" trong dài hạn về cơ bản là bằng 0. Theo S&P Dow Jones Indices, chỉ có 0.81% các quỹ đầu tư cổ phiếu vốn hóa lớn trong nước vẫn thuộc nhóm 25% các quỹ có thành quả tốt nhất trong 5 kỳ liên tục (1 kỳ là 12 tháng). Kết quả thậm chí còn tệ hơn đối với các loại tài sản và nhóm vốn hóa thị trường khác.

Những vấn đề về thành quả và các loại phí cũng dẫn đến làn sóng di tản vốn khỏi các quỹ đầu cơ và các quỹ mô phỏng theo quỹ ETF trong năm 2016.

Các chiến lược đầu tư thụ động đặc biệt thành công trong thị trường giá lên, khi sắc xanh bao trùm trên diện rộng. Để một quỹ đầu tư cổ phiếu chủ động đạt thành quả tốt hơn trong năm 2017, thì các quỹ này cần phải vượt qua mức tăng 11.1% của chỉ số S&P 500, và nếu tính thêm các loại phí của quỹ thì còn cần phải lớn hơn cả mức này.

Đối với các nhà quản lý quỹ chủ động, kết quả đó không dễ dàng đạt được trong một giai đoạn thị trường tương đối biến động như quý 3/2016, khi thị trường bị ảnh hưởng mạnh bởi các sự kiện Brexit và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chỉ có 53% các nhà quản lý quỹ chủ động kiểm soát được thành quả.

Một số nhà quản lý quỹ chủ động đã thất bại vì họ có mức độ chủ động thấp, nghĩa là họ trùng lắp khá nhiều với danh mục cơ sở. Điều này hạn chế khả năng đạt thành quả vượt trội của quỹ, đặc biệt sau khi tính thêm các khoản phí.

Theo Andrew Slimmon, Giám đốc điều hành tại Morgan Stanley Investment Management, rất khó để một nhà quản lý quỹ chủ động tạo thành quả vượt trội (sau khi đã trừ các khoản chi phí) nếu mức độ chủ động của họ dưới 80%. Có thể cho rằng, chỉ có Dow Jones mới có thành quả vượt trội hơn so với S&P 500 trong quãng thời gian dài.

Việc chuyển sang chiến lược đầu tư thụ động không những được duy trì trong năm 2017, mà còn dự kiến ​​sẽ được đẩy mạnh, khi "Quy chế Ủy thác" của Bộ Lao động Mỹ có hiệu lực vào tháng 4/2017. Quy chế này yêu cầu các nhà tư vấn tài chính cũng như các nhà môi giới quản lý hưu trí cá nhân và các tài khoản 401 (k) phải hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng, thay vì đề xuất các khoản đầu tư không phải tối ưu nhất dù khách hàng có khả năng chi trả.

Nhiều khả năng các nhà tư vấn sẽ đề xuất chiến lược đầu tư thụ động ở một mức độ lớn hơn nhiều so với các quỹ chủ động hay quỹ sử dụng chiến lược “beta thông minh”. Theo đó, chiến lược này sử dụng các quy chế được thiết kế để cung cấp một chiến lược đầu tư cụ thể như "mức độ biến động thấp" hoặc "biến động mạnh". Các quỹ này có lệ phí cao hơn so với các chiến lược thụ động, và nghiên cứu đã cho thấy rằng họ không khoe khoang thành quả vượt trội đáng chú ý hoặc kéo dài hơn chiến lược thụ động.

Vào tháng 5/2016, Morningstar ước tính rằng quy chế này sẽ khiến lượng tiền chuyển sang đầu tư thụ động có thể lên tới 1 ngàn tỷ USD. Một ước tính khác, thị trường quỹ ETF – vốn hiệu quả về thuế hơn so với các quỹ tương hỗ và thiên về chiến lược thụ động – có thể tăng gấp 3 lên 10 ngàn tỷ USD vào năm 2020.

Các cố vấn cho Tổng thống đắc cử Donald Trump cho hay họ sẽ bãi bỏ quy chế này, nhưng hầu hết những người theo dõi ngành này nghĩ rằng điều đó sẽ khó xảy ra. Thậm chí ngay cả khi điều luật trên bị bãi bỏ thì cũng không thể ngăn chặn được xu hướng đầu tư thụ động./.

Các tin tức khác

>   Phố Wall leo dốc bất chấp lo ngại về lạm phát (05/01/2017)

>   Giới đầu tư sẽ phải đối mặt với rủi ro gì trong năm 2017? (04/01/2017)

>   Các công ty xuất khẩu kích Nikkei 225 vọt hơn 2.5% (04/01/2017)

>   Dow Jones vọt gần 120 điểm trong phiên đầu Năm mới (04/01/2017)

>   Các chuyên gia dự báo gì về thị trường chứng khoán châu Á 2017? (02/01/2017)

>   Ai thắng lớn nhất ở Phố Wall trong năm 2016? (01/01/2017)

>   Những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất và tệ nhất 2016 (01/01/2017)

>   Chứng khoán thế giới 2016: Một năm nhìn lại! (31/12/2016)

>   Dow Jones chứng kiến năm có thành quả tốt nhất kể từ năm 2013 (31/12/2016)

>   TTCK châu Á nào gây bất ngờ với đà tăng mạnh mẽ trong năm 2016? (30/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật