Thứ Sáu, 06/01/2017 13:53

8 xu hướng nổi cộm trên các thị trường toàn cầu đầu năm 2017

Từ lạm phát, sản xuất và thị trường trái phiếu cho đến thương mại toàn cầu đều cho thấy các thị trường tài chính đang không ngừng thay đổi, hãng tin Bloomberg cho hay.

Các thị trường tài chính đã trở lại. Trái phiếu hết thời, cổ phiếu đang lên ngôi. Tỷ lệ lạm phát ở các nước phát triển đang tăng cao. Tâm lý lạc quan về tốc độ tăng trưởng của Mỹ và lợi nhuận doanh nghiệp đang dao động ở mức cao ngất ngưởng. Và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã khiến triển vọng thương mại toàn cầu trở nên ảm đạm.

Tóm lại, từ lạm phát đến sản xuất cho đến lợi suất trái phiếu đến thương mại toàn cầu trong năm 2017 có thể báo trước một số thay đổi đối với thị trường tài chính. Dưới đây là 8 biểu đồ phác họa toàn cảnh thị trường trong thời gian tới.

Lạm phát bùng nổ

Một trong những chủ đề lớn nhất trong năm 2017 - triển vọng lạm phát tăng cao - được nhấn mạnh trong ngày thứ Ba (3/1) sau khi giá tiêu dùng ở Đức vọt 1.7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn cả dự báo tăng 1.3%. Mặc dù áp lực giá tiêu dùng tăng vẫn còn yếu, nhưng con số trên đã ủng hộ những quan chức theo quan điểm “diều hâu” của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cũng là những người cho rằng nền kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro đang có nền tảng vững chắc hơn. Điều này cho thấy ECB đang thay đổi từ nới lỏng sang thắt chặt chính sách tiền tệ. Các nhà phân tích tại Societe Generale SA cho rằng nỗi lo sợ về việc cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng của ECB có thể sẽ ám ảnh thị trường một lần nữa trong nửa cuối năm 2017.

Lạm phát giá hàng hóa

Tỷ lệ lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro và Mỹ trong những tháng tới có thể tăng cao do đà leo dốc của giá năng lượng. Giá dầu thô WTI đã tăng lên mức 55 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 7/2015, trong khi các đợt cắt giảm sản lượng ở Kuwait và Oman cho thấy OPEC và các đối tác của họ sẽ tuân thủ theo thỏa thuận sản lượng đã ký kết trong năm 2016.

Đà leo dốc của đồng USD

Các thị trường cũng đang phải vật lộn với triển vọng của đồng bạc xanh sau chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Chỉ số đồng USD của Bloomberg, thước do diễn biến của đồng bạc xanh với 10 đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng 6.5% kể từ cuộc bầu cử ngày 08/11/2016, do những kỳ vọng các biện pháp nới lỏng quy định, gia tăng chi tiêu Chính phủ, và giảm thuế sẽ thúc đẩy triển vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Mỹ.

Đà phục hồi của đồng USD làm dấy lên một loạt câu hỏi cho các nhà đầu tư: Sức mạnh của đồng bạc xanh sẽ gây trở ngại cho sản lượng Mỹ trong nửa cuối năm 2017? Và liệu điều này có tác động đến lộ trình thắt chặt chính tiền tệ của Fed? Với vai trò là đồng tiền quan trọng hàng đầu trên toàn cầu, liệu đà tăng của đồng USD có chi phối tính thanh khoản cũng như tốc độ tăng trưởng của thị trường mới nổi hay không?

Câu chuyện không ai muốn đề cập

Trung Quốc cũng đang phải vật lộn với đà tăng của đồng USD. Được biết, chính đồng bạc xanh mạnh đã châm ngòi cho làn sóng rút vốn khỏi Trung Quốc và tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của quốc gia này. Kết cục là thị trường tiền tệ của Trung Quốc đã rơi vào tình trạng ảm đạm vào cuối năm 2016, khi quốc gia này đánh giá thấp tầm quan trọng tương đối của đồng USD trong rổ ngoại tệ theo tỷ trọng thương mại nhằm gia tăng giá trị đồng Nhân dân tệ (NDT) so với các đồng tiền khác. Mặc dù động thái này có thể đã giảm bớt nguy cơ phá giá tiền tệ, nhưng kỳ vọng đồng NDT mất giá đã tăng vọt so với cùng kỳ năm trước.

Mọi con mắt đang dồn về dữ liệu ngoại hối tháng 12/2016 của Trung Quốc, dự kiến được cập nhật vào ngày 7/1/2017. Nếu lượng ngoại tệ nắm giữ giảm xuống dưới ngưỡng tâm lý 3 ngàn tỷ USD, đồng NDT sẽ chịu thêm nhiều áp lực hơn, từ đó gây rắc rối cho nỗ lực khuyến khích đầu tư tư nhân của Bắc Kinh và kìm hãm tăng trưởng tín dụng.

Chu kỳ sản xuất

Một tín hiệu tích cực trong chu kỳ sản xuất công nghiệp toàn cầu có thể giúp các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dễ thở hơn. Hôm thứ Ba (03/01), dữ liệu kinh tế cho thấy trong tháng 12/2016, hoạt động sản xuất ở Anh tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 30 tháng, nhờ nhu cầu leo dốc và đồng bảng Anh (GBP) suy yếu. Ngoài ra, Viện quản lý Nguồn cung (ISM) cho thấy, hoạt động sản xuất tháng 12/2016 của Mỹ tăng trưởng nhanh nhất trong 2 năm qua, qua đó chứng tỏ niềm tin kinh doanh đã tăng vọt.

Hoạt động sản xuất của khu vực EU cũng tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2011 trong tháng 12/2016, qua đó củng cố thêm quan điểm cho rằng áp lực lạm phát đang ngày càng gia tăng ở các nước phát triển.

Các nhà phân tích tại Ngân hàng JPMorgan Chase cho hay sự gia tăng của chi tiêu kinh doanh và lạm phát sẽ châm ngòi cho đà tăng của hoạt động sản xuất toàn cầu trong năm 2017, trong lúc dữ liệu xuất khẩu lạc quan ở châu Á trong tháng 11 và 12/2016 cho thấy nhu cầu hàng hóa đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Đường cong lợi suất dịch chuyển 

Một chủ đề quan trọng khác trong năm 2017 là triển vọng về phần bù kỳ hạn – phần bồi thường thêm mà các nhà đầu tư đòi hỏi khi nắm giữ trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài hơn so với các kỳ hạn ngắn. Tại Mỹ, Anh và EU, phần bù này đã giảm mạnh vào giữa năm 2016 khi các thị trường cho rằng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.

Theo các nhà phân tích tại Societe Generale SA, đà tăng của khối lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ phát hành và áp lực giá cả có thể dẫn tới sự gia tăng đáng kể của phần bù kỳ hạn trong năm 2017, khi các đường cong lợi suất ở các nước phát triển vẫn không khác biệt gì so với mức lợi suất cực thấp của các trái phiếu có kỳ hạn ngắn.

Hình dạng của đường cong trái phiếu sẽ chi phối mạnh đến chu kỳ của dòng vốn tại các thị trường mới nổi trong năm 2017, cũng như lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed.

Kỳ vọng về chi phí đầu tư (Capex)

Ngoài ra còn có nguy cơ về việc thị trường đã chiết khấu nhiều thông tin tốt quá sớm, nếu lợi nhuận doanh nghiệp, dữ liệu kinh tế khác, hoặc các chính sách tài chính không thể đáp ứng kỳ vọng của thị trường trong những tháng tới.

Bất chấp những rào cản trên, vẫn tồn tại một lý do giải thích tại sao các nhà phân tích lại lạc quan về sản lượng và thị trường chứng khoán của Mỹ trong năm 2017, đó là chu kỳ chi tiêu vốn. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs nhận định tình trạng trì trệ trong hoạt động đầu tư kinh doanh (đã điều chỉnh lạm phát) dần đi tới hồi kết, nhờ vào triển vọng giá năng lượng cao sẽ nhấc bổng lợi nhuận doanh nghiệp, và do đó thúc đẩy chi tiêu vốn.

Theo tổ chức AllianceBernstein, sự sụt giảm của chi phí đầu tư toàn cầu trong năm 2016 đã làm GDP thế giới giảm 1%. Tổ chức quản lý tài sản này cho rằng chi tiêu vốn bị dồn nén có thể sẵn sàng “đột phá” trong năm 2017 khi lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện, qua đó mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp có tính chu kỳ và các công ty cơ sở hạ tầng.

Át chủ bài chính trị

Thị trường tài chính đã tỏ ra thận trọng trong tháng 12/2016 khi nỗi lo chiến tranh thương mại toàn cầu bao trùm cả thị trường. Chỉ hơn 2 tuần trước khi nhậm chức, ông Trump cho thấy quan điểm bảo hộ kinh tế của Bắc Kinh trên mạng xã hội Tweet.

Hình trên là những tác động dự kiến ​​tới hoạt động xuất khẩu và GDP của Trung Quốc theo các mức thuế quan khác nhau của Mỹ, theo Daiwa Capital Markets./.

Các tin tức khác

>   Vì sao các quỹ đầu cơ không còn hấp dẫn với giới nhà giàu châu Á? (06/01/2017)

>   Vàng lên đỉnh 5 tuần bất chấp nghi ngờ về lộ trình nâng lãi suất của Fed (06/01/2017)

>   Dầu tăng liền 2 phiên lên đỉnh 1 tuần (06/01/2017)

>   Giá xăng có thể chạm đỉnh 3 năm trong năm 2017 (05/01/2017)

>   Đà bứt phá mang tên Donald Trump sẽ suy yếu vào giữa năm 2017 (05/01/2017)

>   Chuyện gì đã xảy ra trong 50 ngày khủng hoảng tiền mặt của Ấn Độ? (05/01/2017)

>   Vàng vẫn trụ lại đỉnh 3 tuần sau biên bản họp từ Fed (05/01/2017)

>   Dầu đảo chiều tăng nhờ kỳ vọng nguồn cung dầu tại Mỹ sẽ sụt giảm (05/01/2017)

>   Quốc gia châu Á nào sẽ tỏa sáng trong năm 2017? (04/01/2017)

>   Vàng leo lên mức cao nhất trong 3 tuần (04/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật