Thứ Năm, 05/01/2017 13:44

Chuyện gì đã xảy ra trong 50 ngày khủng hoảng tiền mặt của Ấn Độ?

Khi Thủ tướng Narendra Modi đột nhiên ban hành lệnh cấm lưu hành phần lớn lượng tiền mặt của Ấn Độ, ông cũng cảnh báo rằng “tình trạng khó khăn” có thể kéo dài đến 50 ngày, đổi lại nạn tham nhũng cũng như nạn trốn thuế sẽ suy giảm, hãng tin CNNMoney cho hay.

Và ông Modi đã đúng về những khó khăn đang tồn tại ở đất nước này. Người dân Ấn Độ đang chịu cảnh túng thiếu tiền mặt nghiêm trọng và phải xếp hàng dài trước các ngân hàng để đổi những tờ tiền “vô giá trị” thành những tờ tiền mới. 

50 ngày mà ông Modi nói tới đã trôi qua. Tuy nhiên, với việc 1.3 tỷ người Ấn Độ cố gắng hồi phục sau cuộc khủng hoảng tiền mặt tại quốc gia này, vẫn còn nhiều nghi vấn về việc liệu nền kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng như trước đây hay không.

Sau đây là thực trạng của nền kinh tế Ấn Độ:

Điều gì đã xảy ra?

Những tờ tiền mệnh giá 500 Rupee (tương ứng 7.5 USD) và 1,000 Rupee (tương ứng 15 USD) bỗng chốc trở thành những “tờ giấy vô giá trị”, và tổng lượng tiền này chiếm tới 86% lượng tiền mặt trong lưu thông của Ấn Độ. Được biết, có rất ít quốc gia phụ thuộc vào tiền mặt nhiều như Ấn Độ.

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã nhanh chóng phát hành những tờ tiền mới mệnh giá 500 Rupee và 2,000 Rupee tới các ngân hàng và ATM. Thế nhưng khung cảnh hỗn loạn đã trở thành chuyện thường ngày khi người dân Ấn Độ phải xếp hàng chờ hàng giờ liền chỉ nhằm đổi tiền mặt để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

Việc đổi tiền đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều bởi những tờ tiền mới phát hành thì lại có hình dạng nhỏ hơn những tờ tiền cũ. Hơn 200,000 trụ ATM của Ấn Độ phải được tu sửa trước khi có thể sử dụng tờ tiền mới.

Thậm chí, tại thời điểm này, lượng tiền mặt rút hàng ngày và hàng tuần vẫn bị giới hạn. Vẫn còn đó những hàng dài người dân đứng trước các ngân hàng và các trụ ATM.

Những con số thống kê cuối cùng

Vào ngày 13/12/2016, 3 tuần trước khi hết hạn gửi tiền cũ vào ngân hàng, RBI cho biết đã có khoảng 87% lượng tiền bị cấm lưu hành đã trở lại trong lưu thông. Con số thống kê cuối cùng có thể còn cao hơn.

Được biết, Chính phủ Ấn Độ tiến hành việc đổi tiền nhằm chống lại những người trữ tiền mặt ở nhà để trốn thuế. Tuy nhiên, giới phê bình cho rằng chỉ có một phần nhỏ trong thu nhập chưa đánh thuế của người Ấn Độ được giữ dưới dạng tiền mặt.

Họ còn nói thêm việc này đem lại nhiều bất tiện đến cộng đồng Ấn Độ hơn là bất kỳ lợi ích nào.

Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ và những người ủng hộ đáp trả rằng động thái trên sẽ mang nhiều người trở lại hệ thống ngân hàng và gia tăng số lượng người đóng thuế. Được biết, hiện chỉ có gần 3% người Ấn Độ đóng thuế thu nhập.

Manoj Pant, Giảng viên Kinh tế tại Đại học Jawaharlal Nehru, cho hay: “Lượng tiền mặt dự trữ vốn được sử dụng để thúc đẩy thị trường chợ đen đã giảm sút, vì lượng tiền này giờ đã trở lại hệ thống ngân hàng”.

Tuy nhiên, lệnh cấm lưu hành tiền sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có những cuộc cải tổ ngay sau đó, ông nói thêm.

Ai là người bị tác động nặng nề nhất?

Chuyện người Ấn Độ chi trả các món hàng có giá trị lớn như xe hơi, trang sức và ngay cả nhà ở bằng tiền mặt đã là lẽ thường tình. Nhiều lĩnh vực trong số này đã bị tác động nặng nề khi lệnh cấm được đưa ra.

Lĩnh vực sản xuất cũng bị ảnh hưởng, cụ thể hoạt động sản xuất tháng 12 suy giảm lần đầu tiên trong năm 2016.

Lệnh cấm tiền mặt cũng khiến nhiều người Ấn Độ phải chấp nhận thanh toán điện tử, nhưng đây không phải là một phương án lựa chọn tốt dành cho một đất nước nghèo như Ấn Độ.

Dân số Ấn Độ lên tới 1.3 tỷ người nhưng chỉ có 25 triệu thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, hơn 85% trong 660 triệu thẻ ghi nợ chỉ được sử dụng để rút tiền mặt ra khỏi các trụ ATM.

Theo một báo cáo từ PricewaterhouseCoopers, 233 triệu người Ấn Độ vẫn chưa có tài khoản ngân hàng trong năm 2015.

 “Không thể nào lập tức chuyển sang nền kinh tế kỹ thuật số chỉ trong 1 đêm được”, Anubhuti Sahay, Trưởng Bộ phận nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á tại Standard Chartered, cho hay.

* Những nền kinh tế nào đang hứng chịu nỗi đau do chính mình gây ra?

* Ấn Độ vượt Anh thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới

* 5 điều cần biết về cuộc khủng hoảng tiền mặt tại Ấn Độ

* Người dân Ấn Độ tức giận vì hơn 50% số máy ATM hết tiền mặt

Tại sao lệnh cấm lại quan trọng đến thế?

Kinh tế Ấn Độ đang tăng trưởng rất mạnh ở mức 7.3%, cũng là mức cao nhất trong tất cả nền kinh tế chủ chốt trên toàn cầu.

Sau lệnh cấm tiền mặt, có lẽ Ấn Độ sẽ không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng như thế nữa.

Giới phân tích dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Ấn Độ sẽ giảm sút trong vài tháng tới, có khả năng sụt đến 1%. Mới đây, RBI đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ từ 7.6% xuống 7.1% trong năm 2017. Nhiều nhà đầu tư khác còn dự báo những trường hợp tồi tệ hơn.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Trong một bài diễn thuyết vào cuối tháng 11/2016, ông Modi cho biết lệnh cấm lưu hành tiền mặt chỉ là “khởi đầu” của cuộc chiến chống lại nạn trốn thuế thu nhập.

Các cuộc cải tổ tiếp theo có thể được thông báo tại cuộc họp ngân sách hàng năm của Ấn Độ, dự kiến diễn ra vào ngày 01/02/2017.

Vẫn còn nhiều vấn đề kinh tế ở phía trước. Ấn Độ được cho là sẽ áp dụng thuế mua hàng trên toàn quốc, qua đó sẽ đơn giản hóa hệ thống thuế của nhà nước và địa phương.

Hệ thống Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) sẽ là yếu tố quan trọng tác động tích cực đến nền kinh tế Ấn Độ trong dài hạn.

Có thể, người Ấn Độ sẽ phải chuẩn bị tinh thần để đối đầu với những thử thách trong tương lai./.

Các tin tức khác

>   Vàng vẫn trụ lại đỉnh 3 tuần sau biên bản họp từ Fed (05/01/2017)

>   Dầu đảo chiều tăng nhờ kỳ vọng nguồn cung dầu tại Mỹ sẽ sụt giảm (05/01/2017)

>   Quốc gia châu Á nào sẽ tỏa sáng trong năm 2017? (04/01/2017)

>   Vàng leo lên mức cao nhất trong 3 tuần (04/01/2017)

>   Dầu sụt hơn 2% xuống đáy 2 tuần, khí thiên nhiên trượt dốc gần 11% (04/01/2017)

>   Vì sao phải chú ý đến đường cong lợi suất trong năm 2017? (03/01/2017)

>   Điều gì đã giúp Warren Buffett trở thành tỷ phú trúng đậm nhất trong năm 2016? (03/01/2017)

>   Chiến tranh thương mại – lo sợ hàng đầu của Phố Wall về Donald Trump? (03/01/2017)

>   Phần Lan bắt đầu thử chính sách “ngồi không cũng có tiền” (03/01/2017)

>   Vì sao hàng hóa sẽ tiếp tục “tăng nóng” trong năm 2017 sau đà bứt phá 2016? (02/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật