Thứ Hai, 19/12/2016 13:00

Ngân hàng đua nhau đầu tư mở rộng mạng lưới

Hàng loạt trụ sở mới được các ngân hàng mở vào thời điểm cuối năm, được xem là động thái chạy nước rút để hoàn thành kế hoạch năm, bên cạnh việc tung ra các chương trình hút vốn hấp dẫn.

PGD Trung Yên - CN Hà Nội

Chỉ trong vòng 2 tháng cuối năm loạt trụ sở mới được các ngân hàng gấp rút mở mới để “đón sóng” vốn của người dân, doanh nghiệp. Trong tháng 11 và 12, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cũng có thêm 11 chi nhánh, phòng giao dịch tại Lạng Sơn, Nghệ An, Bình Dương, Đà Nẵng, Gia Lai... Với 159 điểm giao dịch hiện tại, ngân hàng cũng có kế hoạch mở mới thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch ngay trong tháng 1/2017, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc lên 165 điểm tại 34 tỉnh.

Giải thích động thái này, lãnh đạo ABBANK chia sẻ, việc mở rộng mạng lưới nhanh như hiện nay là bước tạo đà quan trọng giúp ngân hàng tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tập trung vào lĩnh vực bán lẻ. 

Dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết tới cuối tháng 11 tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 14.57%; tổng phương tiện thanh toán tăng14.92%, huy động vốn tăng 15.28% so với cuối năm 2015… Theo nhận định của một chuyên gia ngân hàng, việc các nhà băng tăng tốc mở rộng trụ sở mới những tháng cuối năm là điều dễ hiểu xét trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn còn dư địa để “cán đích” mục tiêu 17-18% trong năm 2016.  Như vậy, để đạt được mục tiêu cả năm, tốc độ tăng bình quân các tháng cuối năm cần phải ở mức gần 3% mỗi tháng. Do vậy, đây là thời điểm các ngân hàng tích cực mở rộng độ “phủ sóng”, bên cạnh việc tung ra hàng loạt chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

“Nhu cầu phát triển mạng lưới của các ngân hàng lúc nào cũng có. Mạng lưới là kênh vật lý để tiếp cận với khách hàng, bất kể ở khu vực nào. Chưa kể nhu cầu vốn trong dân cư, doanh nghiệp thời điểm cuối năm khá lớn, nên các nhà băng tăng mức độ “phủ sóng” tiếp cận nhiều hơn với khách hang”, lãnh đạo ABBANK chia sẻ.

So với mật độ dân cư Việt Nam hiện nay thì mạng lưới ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân. Việc mở rộng mạng lưới sẽ giúp nhà băng phát triển các dịch vụ, sản phẩm phục vụ tốt hơn.

Tuy nhiên, một lo lắng nảy sinh khi các nhà băng tăng tốc mở rộng mạng lưới sẽ đối diện với rủi ro liên quan tới chất lượng tín dụng, quản trị tác nghiệp…. khi nền tảng quản trị và công nghệ không phát triển song song. Với các ngân hàng nhỏ hay mới thành lập, rủi ro lớn nhất khi mở rộng mạng lưới là năng lực của đội ngũ nhân sự, tiếp theo là khả năng quản lý hệ thống thông qua hệ thống quy trình quy chế.

Chia sẻ điều này song các chuyên gia trấn an, quy định siết chặt về mở rộng mạng lưới của Ngân hàng Nhà nước sẽ là hàng rào chốt chặn mà bất kỳ nhà băng nào cũng phải vượt qua nếu muốn mở rộng thị phần, mạng lưới. Theo đó để mở mới chi nhánh, phòng giao dịch các ngân hàng thương mại phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe như tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 3%, kinh doanh có lãi, phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động và năng lực tài chính… “Hàng rào” này hướng tới mục tiêu lành mạnh hóa hệ thống, coi trọng chất lượng hơn số lượng.

Lãnh đạo một ngân hàng thì thẳng thắn, thật ra lãi suất không còn là vấn đề với các doanh nghiệp, mà mấu chốt nằm ở dịch vụ tài chính, tín dụng mà các nhà băng cung cấp.

“Nếu muốn đẩy tín dụng thì có nhiều cách, song với quan điểm kinh doanh thận trọng và phát triển bền vững hiện nay, không một nhà băng nào “quên” đầu tư công nghệ, quản trị rủi ro, tài chính và nâng cao chất lượng dịch vụ”, vị này nói đồng thời cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải từng bước áp dụng tiêu chuẩn Basel II cũng nhằm nâng khả năng cạnh tranh, năng lực tài chính của các ngân hàng trước bối cảnh hội nhập./.

Các tin tức khác

>   Tắc vốn cho nhà ở xã hội  (19/12/2016)

>   Vàng tiếp tục tăng, tỷ giá leo lên mức 22,800 đồng (19/12/2016)

>   Điều hành tiền tệ “không bị mắng là tốt rồi” (18/12/2016)

>   Động lực cho nền kinh tế (17/12/2016)

>   Sacombank nhận thêm 2 giải thưởng quốc tế (17/12/2016)

>   Ngân hàng số - xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương mại (17/12/2016)

>   USD/VND biến động và bàn tay của Ngân hàng Nhà nước (16/12/2016)

>   Có một quyền năng tín dụng “buông rèm nhiếp chính” (16/12/2016)

>   Giá vàng giảm về 36 triệu đồng/lượng, tỷ giá trung tâm xác lập kỷ lục mới (16/12/2016)

>   Mức phí mới trong giao dịch bảo đảm (16/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật