Thứ Hai, 26/12/2016 22:46

Luẩn quẩn trái phiếu doanh nghiệp

Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 90 quy định về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Thời điểm đó, do những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, nên các chính sách đưa ra tương đối thắt chặt. Cái lợi là thị trường rất an toàn, chưa xảy ra đổ vỡ đáng kể. Nhưng cái hại là đã qua năm năm triển khai mà thị trường TPDN vẫn rất èo uột.

Tính đến tháng 5-2016, mới có 347 đợt đăng ký phát hành TPDN, với khối lượng 276.792 tỉ đồng. Trên thực tế, có 252 đợt phát hành TPDN, với khối lượng 185.543 tỉ đồng. Dư nợ tính đến hiện tại là 144.472 tỉ đồng, kỳ hạn bình quân 4,85 năm. Mức dư nợ này chỉ bằng 3,5% GDP, trong khi dư nợ kênh tín dụng ngân hàng lên đến 115,85% GDP, còn dư nợ TPDN của các nước trong khu vực bình quân ở mức 22% GDP.

Bộ Tài chính quyết định sửa Nghị định 90, mục đích là nhằm khơi thông dòng vốn TPDN. Trong bối cảnh mà hệ thống ngân hàng đang chịu sức ép rất lớn, còn thị trường cổ phiếu thì quá rủi ro, đây được xem là động thái được nhiều doanh nghiệp kỳ vọng. Tuy nhiên, việc lựa chọn một hướng đi phù hợp cho thị trường TPDN vẫn còn nhiều tranh cãi.

Bộ Tài chính đề xuất cơ chế mới theo hướng giảm điều kiện để doanh nghiệp được phát hành trái phiếu và tăng cường quy định về công bố thông tin. Theo đó, các điều kiện của Nghị định 90 trước đây như doanh nghiệp làm ăn phải có lãi, hoặc có báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần được đề xuất bỏ. Thay vào đó, các quy định về công bố thông tin khi phát hành lần đầu, phát hành nhiều lần, kết quả phát hành, thông tin định kỳ, thông tin bất thường, thông tin trả lãi, mua lại, chuyển đổi... được tăng cường mạnh mẽ. Thậm chí, dự kiến TPDN sẽ được lưu ký tập trung.

Như vậy, toàn bộ thông tin của doanh nghiệp sẽ được phơi bày, còn việc quyết định có mua hay không là quyền của nhà đầu tư. Nói như một thành viên tham gia soạn thảo nghị định mới: “Tôi không bắt chị phải xinh mới được lấy chồng. Chị xinh hay xấu chị cứ bày hết ra, còn việc quyết định có lấy chị không là quyết định của các anh”.

Cách tiếp cận này được nhiều ý kiến đồng tình, nhưng cũng không ít ý kiến quan ngại. Một trong những bên có quan ngại lớn nhất là Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Cơ quan này lo ngại việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp phát hành có thể không chính xác, mang tính lừa đảo. Đại diện NHNN lo sợ tình trạng doanh nghiệp có kết quả kinh doanh yếu kém, nhưng vẫn công bố thông tin đẹp, hoặc phát hành trái phiếu với lãi suất cao để thu hút nhà đầu tư. Rồi lo chuyện doanh nghiệp vay của người sau, trả cho người trước, ôm tiền bỏ trốn, gây đổ vỡ hệ thống. Những câu chuyện tín dụng đen hay chạy đua lãi suất của hệ thống ngân hàng trong nhiều năm qua khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán là những dẫn chứng sống động cho những lo ngại này...

http://www.thesaigontimes.vn/155167/Luan-quan-trai-phieu-doanh-nghiep.html

Các tin tức khác

>   PTC: HĐQT được phép xác định khối lượng, giá chào bán trái phiếu (27/12/2016)

>   SII: Phát hành tối đa 400 tỷ đồng trái phiếu (26/12/2016)

>   TMS: Thông báo chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của CĐNB Bùi Tuấn Ngọc và Bùi Minh Tuấn (23/12/2016)

>   ANCO lớn cỡ nào? (22/12/2016)

>   13 triệu trái phiếu ANCO sẽ giao dịch phiên đầu vào 26/12 (21/12/2016)

>   VNE: Hoàn thành việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu VNE-BOND2014 (21/12/2016)

>   PTC: Thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phát hành trái phiếu (15/12/2016)

>   MSN sắp phát hành tối đa 300 triệu USD trái phiếu quốc tế (14/12/2016)

>   VCSC sắp phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu (08/12/2016)

>   Ngân hàng NCB dự kiến phát hành 1,000 tỷ đồng trái phiếu trong quý 4/2016 (08/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật