Thứ Năm, 08/12/2016 13:15

Italy ảnh hưởng thế nào đến sự sống còn của EU?

Mới đây, Thủ tướng Italy, Matteo Renzi, đã tuyên bố từ chức sau thất bại nặng nề trong cuộc trưng cầu dân ý về kế hoạch cải tổ hiến pháp do chính ông khởi xướng, qua đó dẫn tới các hậu quả khôn lường cũng như sự bất ổn trong tình hình chính trị của quốc gia này, Financial Times đưa tin.

Có lẽ, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Italy sẽ không đem lại các hậu quả rõ ràng và khốc liệt như cuộc trưng cầu dân ý tại Anh. Còn nhớ, vào ngày 24/06/2016, người Anh đã quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), một sự kiện được biết đến với tên gọi “Brexit”. Trong khi đó, về phía Italy, người dân đã khước từ cải cách hiến pháp.

Tuy nhiên, chiến dịch Brexit và vụ từ chức của ông Renzi có lẽ chỉ là một phần nhỏ trong cùng một câu chuyện. Cụ thể, EU đang phải trải qua tình trạng căng thẳng chưa hề có tiền lệ trước đây và quyết định rời khỏi EU của Anh là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc này. Thế nhưng, trong dài hạn, cuộc khủng hoảng tại Italy có thể tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của cả EU. Nguyên nhân của việc này xuất phát từ tình hình chính trị, kinh tế và cả địa lý.

Không như Anh, Italy là một trong 6 thành viên sáng lập của EU. Ngay từ lúc bắt đầu, Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) được thành lập thông qua Hiệp ước Roma, được ký kết vào năm 1957. Trong khi Anh luôn được xem là quốc gia có nhiều thành kiến nhất với EU, thì Italy lại được coi là thành viên tạo sự đoàn kết và cũng là thành viên nhiệt tình nhất trong khu vực này.

Tuy nhiên, thái độ của Italy đối với EU đã thay đổi rất nhiều nhằm đối phó với tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài, cuộc khủng hoảng đồng EUR và nỗi lo sợ về tình trạng nhập cư trái phép. Và các cử tri dường như vỡ mộng về thực trạng của Italy. Thật vậy, Italy đã mất ít nhất 25% sản lượng công nghiệp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp ở lớp trẻ dao động ở mức gần 40%. Do đó, không có gì bất ngờ khi nhiều người Italy tỏ ra buồn phiền khi nhắc tới sự ra đời của đồng EUR. Trên thực tế, một số chuyên gia kinh tế cho rằng đồng EUR đã trở thành thảm họa thực sự đối với tính cạnh tranh của Italy, lấy mất đi công cụ phá giá tiền tệ và tạo ra môi trường giảm phát cho nền kinh tế, qua đó gia tăng gánh nặng về nợ.

Khả năng rất cao, ông Renzi sẽ là một trong những Thủ tướng Italy cuối cùng đại diện cho lập trường ủng hộ EU. Trong thời gian gần đây, ông thậm chí còn tới Brussels để bày tỏ sự thất vọng khi không thể giúp đỡ hàng trăm ngàn người tị nạn tại Italy.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng Chủ nghĩa dân túy Italy có thể đe dọa đến EU còn khủng khiếp hơn cả Brexit. Nguyên nhân của việc này không chỉ đơn giản vì cam kết của Italy với EU, mà còn do Italy sử dụng đồng EUR, trong khi Anh lại có đồng tiền riêng là đồng Bảng. Vì vậy, mặc dù Brexit là sự kiện phức tạp và đem lại nhiều hậu quả khôn lường, nhưng chiến dịch này lại không đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của một đồng tiền riêng lẻ hoặc có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, hàng loạt các sự kiện diễn ra sau sự thất bại của ông Renzi trong cuộc trưng cầu ý tại Italy có khả năng sẽ dẫn đến cả 2 điều trên cùng một lúc.

Trước mắt là những nguy cơ tác động đến cả hệ thống ngân hàng Italy. Trong môi trường khủng hoảng, việc tái cấp vốn cho những ngân hàng đang gặp khó khăn, đặc biệt là ngân hàng Monte dei Paschi di Siena, có thể khó mà làm được. Điều này có thể gia tăng nhu cầu cứu trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, sẽ rất khó thực hiện trong bối cảnh Chính phủ Italy đang chìm ngập trong nợ nần. Mối lo lắng về quy mô các khoản nợ của Italy có thể khiến nhà đầu tư kinh hãi, qua đó có thể đẩy lãi suất lên cao và đe dọa đến khả năng thanh toán nợ của Chính phủ nước này.

Sẽ rất khó để EU tổ chức cứu trợ Italy, có lẽ còn khó hơn cả việc cứu trợ Hy Lạp. Với quy mô hiện tại của nền kinh tế Italy, số lượng tiền phải bỏ ra để cứu trợ sẽ lớn hơn rất nhiều, qua đó có thể châm ngòi cho tình trạng bất ổn chính trị trong Quốc hội Đức, đặc biệt là với cuộc bầu cử Quốc hội, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2017.

Tuy nhiên, ngay cả khi Italy có thể thiết lập nên một Chính phủ mới và tránh khỏi cuộc khủng hoảng ngân hàng, thì bức tranh kinh tế Italy vẫn rất ảm đạm. Tại thời điểm này, Italy đang phải đối mặt với tình trạng trì trệ kinh tế.

Theo dự kiến, Anh sẽ đệ trình thông báo chính thức về quyết định rời khỏi EU vào tháng 3/2017. Vào cùng tháng đó, các lãnh đạo của EU sẽ họp mặt tại Italy để tổ chức kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp ước Roma./.

Các tin tức khác

>   Vàng quay đầu tăng nhẹ chờ tin từ ECB (08/12/2016)

>   Dầu rớt mốc 50 USD xuống thấp nhất trong 1 tuần (08/12/2016)

>   Đà giảm mạnh của đồng Yên có thể đã đi quá lố (07/12/2016)

>   Các CEO Mỹ vui mừng chào đón Donald Trump (07/12/2016)

>   Trung Quốc đang đối mặt với thách thức “chảy máu” ngoại tệ (07/12/2016)

>   Vàng giảm 2 phiên liền trước áp lực từ đồng USD (07/12/2016)

>   Donald Trump: SoftBank sẽ đầu tư 50 tỷ USD vào Mỹ (07/12/2016)

>   Dầu đảo chiều sau 4 phiên leo dốc liên tiếp (07/12/2016)

>   Ngân hàng Trung Quốc bơm khoảng 50 tỷ USD vào thị trường (06/12/2016)

>   Tổng thống Obama để lại “di sản” gì cho Donald Trump? (06/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật