Thứ Hai, 19/12/2016 20:00

Chuyển động dòng tiền tuần 12-16/12

Hành động ngược với ETF

Dòng tiền trong tuần giao dịch qua (12-16/12) đã tăng rất mạnh một phần nhờ sự đóng góp của quỹ ETFs khi thực hiện tái cơ cấu. Tuy nhiên điều đáng chú ý là nhà đầu tư trong nước đã không còn đầu tư “ăn theo” ETF nữa mà thậm chí còn có quyết định ngược lại.

Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 132.4 triệu đơn vị/phiên tăng mạnh 38.11% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 36.7 triệu cổ phiếu/phiên giảm 21.02%.

Sự tăng trưởng mạnh của thanh khoản trên HOSE mang đậm dấu ấn của HQC khi cổ phiếu này tạo ra một kỷ lục mới cho riêng mình. Cụ thể, sau 10 phiên giảm kịch sàn trước đó với dư bán có phiên lên gần 80 triệu cp thì trong phiên 14/12, dòng tiền bắt đáy chính thức được kích hoạt ở mã này với gần 79 triệu cp được chuyển giao. Những phiên sau đó thì HQC vẫn là cổ phiếu nằm trong top những mã dẫn đầu sàn HOSE về khối lượng giao dịch, nhờ đó mà bình quân trong tuần qua, thanh khoản của HQC tăng hơn 20 lần so với tuần giao dịch trước đó.

Mới đây, đại diện HQC cũng cho biết rõ hơn về việc cổ phiếu giảm mạnh thời gian qua đó là do nhiều nhà đầu tư dùng margin để mua HQC ở vùng giá 5,000 đồng/cp. Rồi khi thị trường xuất hiện những tín hiệu xấu đi thì các công ty chứng khoán cắt margin, bán giải chấp làm cho giá cổ phiếu rớt sâu. Cũng theo HQC, dự kiến sang năm 2017, lợi nhuận quý 1 sẽ đạt ít nhất 100 tỷ đồng và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2017 sẽ không dưới 200 tỷ đồng.

Không đạt mức tăng trưởng về thanh khoản như HQC nhưng DAH cũng đã khá đột biến tuần qua khi khối lượng giao dịch bình quân đạt 3.3 triệu cp/phiên, tăng 454% so với tuần giao dịch trước đó và giá cổ phiếu cũng bật tăng gần 22%. Biến động này là khá bất ngờ bởi trước đó 7 phiên giao dịch thì DAH vẫn đứng im tại một mức giá và khối lượng giao dịch không có gì nổi bật. Thông tin mới nhất từ DAH đó chính là Chủ tịch Nguyễn Văn Thanh và Thành viên Nguyễn Văn Thảo cùng đăng ký mua thêm 1 triệu cp. Giao dịch thành công thì hai cá nhân này sẽ nắm gần 30% vốn DAH.

Một lý do nữa khiến thanh khoản trên HOSE tuần qua tăng đáng kể liên quan đến các cổ phiếu được mua thêm hay bán bớt trong đợt tái cơ cấu của ETFs. Song, ở lần tái cơ cấu này, nhà đầu tư trong nước đã có quyết định ngược với ETF khi mạnh tay mua vào những cổ phiếu bị bán bớt hay loại khỏi danh mục để giúp khối lượng giao dịch và giá cùng gia tăng. Cụ thể, hàng loạt các mã bị loại hay bị bán bớt khỏi danh mục ETF như KBC, HNG, STB, NT2, HAG, ITA, DPM, FLC, PVD đều có dòng tiền gia tăng khá mạnh tuần qua, trong đó HNG và STB đều tăng trưởng hơn 400%, đạt khối lượng giao dịch bình quân lần lượt 2.4 triệu và 6.6 triệu cp/phiên. Cùng với đó là giá cổ phiếu của HNG và STB đã gia tăng đáng kể.

Với HNG có một lý do để nhà đầu tư tăng giải ngân đó tiếp tục kỳ vọng vào việc giá cao su thế giới hồi phục sẽ giúp Công ty thoát khỏi khó khăn trước mắt. Ngoài HNG thì tuần qua một cổ phiếu cao su tự nhiên khác là PHR cũng có khối lượng giao dịch tăng đáng kể 123% và giá tăng hơn 6%.

Mặc dù vậy thì hai mã CII và HSG được thêm mới vào rổ ETFs cũng nhận được dòng tiền tích cực với khối lượng giao dịch bình quân đạt 1.2 triệu và 4 triệu cp/phiên, tương ứng tăng 106% và 54% so với tuần trước đó.

Nhìn chung tuần giao dịch qua điểm đến dòng tiền tập trung vào nhóm vốn hóa vừa và lớn, nhóm cổ phiếu đầu cơ sau nhiều tuần tạo ấn tượng thì dòng tiền bắt đầu sụt giảm mạnh, điển hình là TTF, KSH, VNE, HAR, TNT, IJC, FIT, LDG

Trên HNX, chỉ có 3 mã có khối lượng giao dịch tăng trưởng trên 100% gồm KHB, FID và VCG. Giao dịch nổi bật nhất thuộc về FID khi giá bật tăng hơn 29% nhờ nhiều phiên tăng trần liên tục.

Đối với FID, trước đó không lâu thì HĐQT Công ty đã việc quyết định tạm dừng giao dịch cổ phiếu FID để làm rõ quá trình tăng vốn trước đây, để hạn chế rủi ro cho các cổ đông đang sở hữu cổ phiếu do giá cổ phiếu giảm quá sâu, từ 18,700 đồng/cổ phiếu (ngày 14/10/2016) xuống còn 3,000 đồng/cổ phiếu (ngày 9/11/2016). Sau đó, trong thời gian từ 17/11 đến 08/12, hai cổ đông nội bộ của FID Ủy viên HĐQT Phạm Đình Dương và Ủy viên Phùng Thị Diệp Linh đã bị bán giải chấp toàn bộ 146,700 cp và 233,800 cp FID.  Cũng trong khoảng thời gan này, ông Dương và bà Linh đã đăng ký mua 1 triệu cp và 2 triệu cp FID nhưng đều giao dịch bất thành (lý do không được nêu rõ).

Sàn HNX cũng chứng kiến dòng tiền rút khỏi nhóm đầu cơ mạnh mẽ mà dẫn đầu là KLF. Theo đó, khối lượng giao dịch bình quân ở KLF tuần qua sụt giảm hơn nửa, chỉ còn 5.3 triệu cp. Sự kiện nổi bật nhất liên quan đến KLF thời gian vừa mới đây là động thái chốt lời ngoạn mục của CTCP Chế biến Thủy Hải sản Liên Thành (Lien Thanh Seafood) sau gần 1 năm ròng rã mua bình quân giá xuống.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

 

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX

 

Các tin tức khác

>   PGT: Phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (19/12/2016)

>   VIETSTOCK: Khai giảng lớp Phân tích dòng tiền ngày 19/12/2016 tại TPHCM (19/12/2016)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 19/12/2016 (19/12/2016)

>   Liên Thành: Làm nước mắm ngon, lướt chứng khoán giỏi (19/12/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 19/12: Kết phiên trái chiều (19/12/2016)

>   Chứng khoán Hải Phòng bị phạt 150 triệu đồng (19/12/2016)

>   19/12: Bản tin đầu tuần (19/12/2016)

>   Thị trường Việt Nam phản ứng trầm lắng với quyết định tăng lãi suất của Fed (17/12/2016)

>   43 triệu cp của Tổng Công ty 36 lên UPCoM, có hấp dẫn? (19/12/2016)

>   Thêm một "đứa con" của SAB lên UPCoM (19/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật