Thứ Hai, 19/12/2016 14:26

Thêm một "đứa con" của SAB lên UPCoM

Sở GDCK Hà Nội vừa chấp thuận đăng ký giao dịch 10.5 triệu cp của CTCP Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh (SB1) - đơn vị mà Sabeco nắm giữ 54.73% vốn. Liệu cổ phiếu của doanh nghiệp này có khiến nhà đầu tư "say" như công ty mẹ?

* Cổ phiếu bia “say” ngày Sabeco lên sàn

SB1 tiền thân là xí nghiệp nước ngọt Vinh, được thành lập từ năm 1984 và trở thành công ty đại chúng năm 2012. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh bia hơi, bia chai các loại, nước uống tinh khiết mang nhãn hiệu Vida và Sài Gòn. Sản phẩm bia của Công ty chủ yếu được tiêu thụ từ tỉnh Quảng Trị đến Thanh Hóa.

Qua hai lần tăng vốn, SB1 hiện có vốn điều lệ 105 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn duy nhất là Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco (SAB) sở hữu 54.73% vốn, tương đương 5.7 triệu cp. 

Điểm lại kết quả kinh doanh của SB1, trong 9 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu 238,4 tỷ đồng, chủ yếu đến từ doanh thu bán bia chiếm 99.9%. Lợi nhuận ròng ghi nhận 17 tỷ đồng.

Tính đến 30/09/2016, tổng giá trị tài sản của SB1 ở mức gần 249 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2015. Bên cạnh đó, SB1 cũng đang có 21 tỷ đồng nợ vay tài chính, đều tập trung ở nợ vay ngắn hạn.

Năm 2015, SB1 đạt doanh thu thuần 283.8 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm trước; mang về khoản lãi ròng hơn 20.7 tỷ đồng, tăng trưởng 61%. Trong đó, SB1 đã chi hơn 12 tỷ đồng trả cổ tức (chiếm 60.7% lợi nhuận).

Năm 2016, Công ty dự kiến đạt doanh thu thuần 272 tỷ đồng, giảm nhẹ so với kết năm 2015. Lãi ròng cả năm dự kiến sẽ chỉ dừng ở mức 8.8 tỷ đồng, giảm 58% so với năm trước. Theo lý giải từ Công ty, năm 2016 dự kiến sẽ phát sinh chi phí, đặc biệt là khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, tăng từ 50-55% khiến lợi nhuận sẽ sụt giảm.

Cổ phiếu bia đang dần "hạ nhiệt"

Thời gian qua, thị trường đã đón chào sự gia nhập của 2 ông lớn ngành bia Việt Nam lên sàn chứng khoán "Bắc Habeco - Nam Sabeco". Tuy nhiên, những diễn biến của cổ phiếu ngành bia trước và sau khi Sabeco lên sàn lại khá trái ngược.

Những ngày trước khi cổ phiếu Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn lên sàn, hàng loạt cổ phiếu bia đã tăng mạnh điển hình như CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (UPCoM: WSB) tăng 128%, cổ phiếu SMB của CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung tăng gần 89%; Bia Sài Gòn - Phú Thọ (UPCoM: BSP) tăng hơn 100%; Bia Hà Nội - Hải Phòng (UPCoM: BHP) tăng hơn 108% và Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (UPCoM: BHN) cũng tăng xấp xỉ 100% dù chỉ vừa lên sàn cuối tháng 10/2016. Tuy nhiên, ngày 06/12, chỉ ngay ngày đầu tiên cổ phiếu SAB giao dịch thì những mã như WSB, SMB, BSP, BHP và BHN quay đầu giảm rất mạnh, thậm chí giảm sàn như BSP, SMB, THB.

Cho đến thời điểm hiện tại, dường như "hơi men" của cổ phiếu bia đã dần tan đi trên thị trường. Tính đến hết phiên sáng ngày 19/12, các cổ phiếu bia hầu hết đã có 3 phiên giảm điểm liên tiếp với mức giảm 15-20%. Thậm chí, cổ phiếu của 2 "ông lớn" HAB và SAB cũng đã xuất hiện dấu hiệu "giảm nhiệt", trong đó, HAB giảm về mức 202,100 đồng/cp và SAB đã chấm dứt chuỗi ngày tăng trần, giảm về mức giá 219,000 đồng/cp.

Giữa thời điểm nhà đầu tư đang dần "tỉnh lại" trước sức hấp dẫn của cổ phiếu ngành bia, liệu việc SB1 lên giao dịch trên UPCoM có tạo nên được gợn sóng mới trên thị trường?

Các tin tức khác

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/12 (19/12/2016)

>   Lướt lát KLF: Ai giỏi hơn Lien Thanh Seafood? (16/12/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 16/12: Tăng trên diện rộng (16/12/2016)

>   16/12: Bản tin 20 giờ qua (16/12/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 16/12 (16/12/2016)

>   Chậm đăng ký đại chúng, Armephaco bị "sờ gáy" (15/12/2016)

>   Phát hành "chui", Bảo hiểm Viễn Đông bị phạt 80 triệu đồng (15/12/2016)

>   Đằng sau câu chuyện tăng giá của DST (15/12/2016)

>   Ngày 15/12/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (15/12/2016)

>   FUCTVGF1: Bài giới thiệu một số nét chính của Quỹ TVGF (15/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật