Thứ Ba, 22/11/2016 14:02

Nhịp đập Thị trường 22/11: Màn trình diễn của nhóm Large Cap

Các cổ phiếu trong nhóm Large Cap đã bứt phá ngoạn mục vào tạo nên một phiên giao dịch đầy cảm xúc và giúp cho các chỉ số thị trường tích cực trở lại. 

VN-Index kết phiên giao dịch tăng khá mạnh 7.62 điểm tương đương 1.13% lên mức 681.91 điểm. HNX-Index cũng tăng nhẹ 0.35% lên mức 81.03 điểm.

Thanh khoản hồi phục với giá trị khớp lệnh cả hai sàn đạt hơn 2,294 tỷ đồng, tăng gần 14% so với phiên liền trước.

VN-Index ở trạng thái tăng gần như toàn bộ phiên giao dịch ngày 22/11/2016. Có vẻ như các thông tin bất lợi từ việc Mỹ có thể rút khỏi TPP hay tỷ giá biến động không khiến nhà đầu tư lo ngại nhiều như dự kiến.

Sự tăng trưởng ổn định của VNM, CTG, BID, STB, GAS… cũng như sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm Chứng khoán (HCM, SSI...) đã giúp chỉ số duy trì đà tăng cho đến cuối phiên. Tuy nhiên, sự tích cực chưa thực sự lan toản đến các nhóm cổ phiếu khác.

HNX-Index cũng khá tích cực nhưng sự bứt phá không mạnh như trên VN-Index. Mã KLF có lượng dự mua giá trần rất lớn (hơn 2.6 triệu đơn vị). Dự kiến mẫu hình Double Bottom có thể sớm hình thành trên đồ thị của KLF trong các phiên tới.

DCSPVS cũng có một phiên giao dịch tích cực với khối lượng đột biến. PVS đứng đầu trên sàn HNX về khối lượng bán cũng như khối lượng mua của khối ngoại.

Dưới góc nhìn Market-Cap, nhóm cổ phiếu Large Cap có mức tăng mạnh nhất (+1.38%) với sự bứt phá của BVH, MWG, VNM, GAS, PVD, MSN,... Trong khi đó, nhóm cổ phiếu Micro Cap và Small Cap hầu như không tăng.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 89 tỷ đồng trên HOSE và gần 18 tỷ đồng trên HNX.

14h: Nhóm Sản xuất Cao su, Chế biến Thủy sản thoái lùi

Cùng với sự hồi phục của nhóm Chứng khoán, Khai khoáng thì sự sụt giảm của nhóm Sản xuất Cao su, Chế biến Thủy sản cũng là một xu hướng được tiếp nối từ các phiên giao dịch trước đó.

Trong rổ VN30, MWG tăng trưởng mạnh và bứt phá trong phiên chiều. Nếu tiếp tục giữ vững đà tăng và đóng cửa ở mức 161,000 thì giá MWG sẽ đạt mức cao nhất trong lịch sử (tính theo giá đóng cửa).

Các cổ phiếu trụ như VNM, ROS, GAS, MSN tiếp tục giữ vững đà tăng trong phiên chiều. Đà tăng tích cực từ các mã này nhanh chóng lan sang các cổ phiếu khác khi rổ VN30 cũng đã xuất hiện nhiều mã tăng như VCB, STB, HNG, HAG, BVH… Độ rộng của rổ này cũng khá tích cực với 20 mã tăng/ 9 mã giảm.

Về nhóm ngành, nhóm ngành Nông – Lâm - Ngư vẫn tiếp tục dẫn đầu và đang là nhóm ghi nhận đà tăng mạnh nhất (+1.26%). Tiếp đến là nhóm ngành Khai khoáng (+1.23%) với đà tăng chủ yếu đến từ PVD, PVS, …

Giá cao su có sự hồi phục đã tác động tiêu cực lên nhóm ngành Sản xuất cao su nên hầu hết các cổ phiếu trong nhóm này đều đang điều chỉnh mạnh hoặc đứng giá như BRC, CSM, DRC, SRC… Cố phiếu ngành Chế biến Thủy sản cũng khá bi quan khi AGF, ABT, AAM... đết sụt giảm nhiều.

Tính tới 14h, VN-Index tăng lên mức 679.13 điểm tương ứng mức tăng 0.7%, HNX-Index cũng tăng nhẹ 0.31% lên 81 điểm.

Phiên sáng: Tín hiệu mới từ nhóm Chứng khoán

Thị trường chung khá ổn định. Ngoài nhóm cổ phiếu Sắt thép, các mã ngành Chứng khoán cũng đang được giới đầu tư chú ý sau một thời gian dài giằng co, tích lũy. 

Kết phiên sáng, VN-Index lên mức 677.03 điểm tăng 0.47% so với tham chiếu; HNX-Index dừng tại mức 81.03 điểm, tăng 0.33%.

Độ rộng thị trường vẫn duy trì ở mức cân bằng đến cuối phiên sáng với 170 mã giảm và 168 mã tăng. Trên HOSE, VNM, GAS, MSN, ROS cùng nhóm cổ phiếu Sắt thép, Chứng khoán vẫn đang là động lực giúp VN-Index tăng trưởng.

Các mã cổ phiếu ngành Chứng khoán như HCM, SSI đang được giới đầu tư chú ý sau một thời gian dài giằng co, tích lũy. Riêng HCM thì vùng hỗ trợ 24,000-27,000 đã duy trì tốt trong suốt 2 năm qua nên độ tin cậy rất cao.

Các mã PVS, DCS, KLF vẫn đang là tâm điểm của sàn HNX. Mã HUT có lực mua khá lớn từ khối ngoại (chiếm hơn 25% tổng khối lượng giao dịch) nên chuyển biến khá tích cực. VCG cũng bứt phá mạnh sau khi giá đã tạo đáy ngắn hạn trong tuần trước.

Trên sàn UPCoM, ACV vẫn đang là cổ phiếu nổi bật nhất khi tiếp tục tăng trần và đạt mức 40,200. Đã tăng mạnh của cổ phiếu này đã kéo dài 2 phiên với mức tăng đạt trên 50%.

Thanh khoản toàn thị trường tăng trưởng khá khi đạt 1,174 tỷ đồng khớp lệnh, tăng gần 13% so với phiên sáng liền trước.

10h: Khối ngoại lướt sóng, thị trường vẫn tích cực

Một đặc điểm dễ nhận thấy là không chỉ có các nhà đầu tư trong nước mà ngay cả khối ngoại cũng thường xuyên lướt sóng các cổ phiếu lớn trong thời gian gần đây khi phải đối mặt với một tương lai khó đoán và phức tạp.

Trên HOSE, khối ngoại mua và bán cùng lúc VNM, FPT, VCB... chứng tỏ hoạt động lướt sóng khá sôi động. Ở một góc nhìn khác thì điều này cũng thể hiện sự lo ngại của khối này về một tương lai bất ổn và khó dự đoán. Trong trường hợp này thì việc lướt sóng trong phiên là một lựa chọn khá hợp lý.

VNM, ROS, GAS, MSN, CTG, BID tiếp tục thể hiện tầm ảnh hưởng của mình khi trở thành những cổ phiếu tác động tích cực nhất lên VN-Index.

Do không có nhiều cổ phiếu có thanh khoản cao nên giao dịch của khối ngoại trên HNX khá ít, trừ mã PVS. Mã DCS sau khi trải qua một đợt giảm kéo dài hơn 5 tháng đã bắt đầu bật tăng mạnh trở lại. Tính tới thời điểm 10h30, khối lượng giao dịch của DCS đã vượt khối lượng của phiên liền trước 21/11/2016. Đây có thể coi là một trong những mã cổ phiếu đáng chú ý nhất trên sàn HNX hiện nay. 

Mã KLF tiếp tục dư mua trần hơn 1.1 triệu đơn vị. Mẫu hình Double Bottom có thể xuất hiện trên đồ thị của KLF nếu giá vượt ngưỡng 2,300 trong các phiên tới.

Độ rộng toàn thị trường khá tích cực với 169 mã tăng điểm và 168 mã giảm điểm. Đến thời điểm này đã có hơn 55.13 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công với giá trị hơn 990.75 tỷ đồng.

Phiên sáng: Chuyển biến mới từ TPP và tỷ giá khiến NĐT thận trọng

Thị trường đang ở giai đoạn giằng co mạnh nên thông tin mới nhất từ TPP dự kiến sẽ là yếu tố mang tính bước ngoặt trong ngắn hạn.

Donald Trump cho biết Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày đầu tiên ông nhậm chức Tổng thống. Dù đây không phải là thông tin quá bất ngờ đến mức gây sốc nhưng việc khẳng định một lần nữa lập trường của vị Tổng thống mới cũng có thể khiến các nhà đầu tư bên ngoài nước Mỹ hoang mang, trong số đó có Việt Nam.

Các ETF quan trọng như Van Eck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều tăng vào phiên giao dịch tối qua nhưng vẫn đang trong trạng thái discount khá lớn nên nhiều khả năng các quỹ này vẫn sẽ tiếp tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một số lo ngại về vấn đề tỷ giá cũng khiến cho nhà đầu tư hạn chế giao dịch mạnh trong ngắn hạn. USD Dollar Index tăng liên tục, chạm mốc cao nhất kể từ 2003 đã tác động đến giá nhiều đồng tiền trên thế giới và VNĐ.

Nhóm Dầu khí bắt đầu có tín hiệu hồi phục mạnh sau giai đoạn trầm lắng vừa qua sau khi giá dầu lên cao nhất trong 3 tuần gần đây.

Giao dịch trên HOSE vẫn khá yếu. Trong rổ VN30, nổi bật nhất là GAS và PVD với sự tăng trưởng đáng kể. Nhóm ngành sắt thép như HPG, HSG cũng tăng tốt.

Các cổ phiếu của sàn HNX biến động trái chiều. Đáng chú ý nhất là KLF với khối lượng khớp đạt hơn 720,000 đơn vị và dư mua trần hơn 900,000 đơn vị. Riêng mã PVS giá tăng khá mạnh, lượng mua và bán của nước ngoài trên PVS đều đạt mức cao nhất ở HNX.

Tính tới 9h30, VN-Index đang tăng 0.238% giao dịch ở mức 676.86 điểm trong khi HNX-Index tăng nhẹ và giao dịch trên 81 điểm một chút.

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 22/11: Tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp? (21/11/2016)

>   Vietstock Daily 22/11: Tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp? (21/11/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Giao dịch giằng co dưới trendline trung hạn (21/11/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 21/11: “Nốt trầm” thanh khoản (21/11/2016)

>   Vietstock Weekly 21/11 – 25/11: Bài test tâm lý cho thị trường (20/11/2016)

>   Vietstock Weekly 21/11 – 25/11: Bài test tâm lý cho thị trường (20/11/2016)

>   Chứng khoán Tuần 14-18/11: Khối ngoại xả mạnh Bluechip (18/11/2016)

>   Chứng khoán Tuần 14-18/11: Khối ngoại xả mạnh Bluechip (18/11/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 18/11: Quá trình giằng co mạnh vẫn tiếp diễn (18/11/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 18/11: Hồi phục khi đóng cửa (18/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật