Thứ Tư, 02/11/2016 16:07

Đưa ra chỉ tiêu cần “liệu cơm gắp mắm”

Phát biểu tại buổi Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội chiều 2-11, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) cho rằng một số chỉ tiêu kinh tế xã hội Chính phủ đưa ra quá cao.

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc - Ảnh: Q.Đ.

Ông Vũ Tiến Lộc nói trong bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần này, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cho năm 2017 là tương đối cao.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, nền kinh tế mới chỉ tăng trưởng chưa đến 6%. Các động lực chính của tăng trưởng là đầu tư công và xuất khẩu đều không đạt kế hoạch...

“Vậy dựa trên cơ sở nào để Chính phủ đưa ra mục tiêu GDP tăng 6,7% cho năm 2017?” - đại biểu Vũ Tiến Lộc đặt câu hỏi.

Ông Lộc phân tích, nhìn lại các kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn trước, việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô, bởi nó đòi hỏi quá nhiều nguồn lực, buộc các chính sách tài chính và tiền tệ phải nới lỏng quá mức, gây ra những hệ lụy như lạm phát, nợ công và nợ xấu...

“Rất nhiều thứ như kế hoạch thu/chi ngân sách, nợ công… đều được lập trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng GDP này. Và nếu tăng trưởng không đạt mục tiêu, sẽ có hiệu ứng đô-mi-nô đến những chỉ tiêu khác. Điều này chúng ta đã nhìn thấy trong vài năm gần đây. Vậy Chính phủ đã có kịch bản xử lý cho tình huống này chưa?” - ông Lộc đặt câu hỏi

Đối với mục tiêu lạm phát, ông Vũ Tiến Lộc đánh giá những năm qua đặt ra mục tiêu lạm phát 5%, lãi suất cũng vì thế được gắn theo mục tiêu này, nhưng cuối cùng lạm phát chỉ có 1-2%. Kết quả là lãi suất bị neo ở mức quá cao so với lạm phát và những người chịu hậu quả là các doanh nghiệp và ngân sách nhà nước.

Với mục tiêu cân đối xuất nhập khẩu, ông Lộc đặt câu hỏi: “Tại sao lại đưa ra mục tiêu nhập siêu 6,5 tỉ USD trong khi 9 tháng đầu năm 2016 nền kinh tế đã xuất siêu gần 4 tỉ USD ? Trên cơ sở nào Chính phủ lại lập kế hoạch vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân là 750 nghìn tỉ đồng trong năm 2017?”

Ông Lộc cho rằng  mọi kế hoạch kinh tế đều phải được tính toán trên cơ sở “tiền tươi, thóc thật”. Muốn phát triển bền vững phải căn cơ, phải “liệu cơm gắp mắm”.

“Vì vậy, theo tôi, chúng ta nên đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5% đồng thời cố gắng bảo đảm cải thiện chất lượng tăng trưởng” - đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.

Ông đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu đưa ra những mục tiêu phù hợp với thực lực hơn, không nên đưa ra những mục tiêu quá cao để phấn đấu mà không bao giờ đạt được, hay các mục tiêu quá thấp để dễ dàng vượt qua.

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20161102/dua-ra-chi-tieu-can-lieu-com-gap-mam/1212199.html

 

Các tin tức khác

>   Việt Nam trả hơn 38,900 tỷ đồng nợ nước ngoài trong 10 tháng (02/11/2016)

>   Điều chỉnh lương mỗi năm 7-8%: Cần tính toán lại (02/11/2016)

>   Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XII) về tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng (01/11/2016)

>   Giữ ổn định lạm phát cơ bản trong khoảng 1.81 - 2% (01/11/2016)

>   9 nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư NSNN (31/10/2016)

>   TPHCM: Nan giải với bài toán kêu gọi 1 triệu tỷ đồng từ dân (31/10/2016)

>   62,2% thu nhập dùng trả nợ công (31/10/2016)

>   Chỉ số CPI tháng 10 của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,62% (30/10/2016)

>   Thủ tướng: Phải có bước tiến mới trong quản lý, điều hành (30/10/2016)

>   Thủ tướng: Không để lạm phát quá 5% (29/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật