Thứ Hai, 07/11/2016 17:08

Dự luật “độc đáo” đã hoàn thành

Ban đầu định sửa 12 luật, sau rút xuống còn 3, sau nữa chỉ còn lại một danh sách các điều kiện kinh doanh, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung phụ lục 4 Luật Đầu tư về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Danh sách 15 ngành, nghề được đề xuất bổ sung vào danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Nhìn lại cả quá trình từ khởi thảo đến hoàn thành như trên, đây thực sự là một dự luật độc đáo, cả về quy trình và nội dung.

Tờ trình dự án luật đề ngày 29/10 - cái ngày mà Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành thẩm tra khi trời đã sập tối, và các ý kiến còn “va” nhau chan chát.

Cuối cùng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh thúc giục cơ quan soạn thảo và các bên liên quan làm ngày làm đêm để kịp trình Quốc hội ngày 9/11 tới.

Khoản 1 điều 7 Luật Đầu tư quy định “ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành nghề, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong ngành nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh, quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng”.

Đối chiếu tiêu chí này, dự thảo luật trình Quốc hội đề xuất bãi bỏ 27 ngành, nghề, bổ sung 15 ngành, nghề, hợp nhất 29 ngành, nghề có nội dung trùng lặp vào 19 ngành, nghề, cập nhật, chuẩn xác hóa tên 18 ngành.

Như vậy, tổng số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn 226  ngành, nghề (giảm 41 ngành, nghề so với danh mục hiện hành).

Nội dung này hoàn toàn không có gì khác so với dự thảo luật đã được Uỷ ban Kinh tế thẩm tra. Dù tại phiên họp đó, nhiều ý kiến cho rằng danh mục bổ sung, bãi bỏ chưa thực sự thuyết phục.

15 ngành nghề được đề nghị bổ sung cũng vẫn là danh mục đã được “mổ xẻ” tại Uỷ ban Kinh tế với nhiều ý kiến trái chiều, nhất là với sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ôtô.

Hồ sơ dự án luật cho biết, cơ quan đề xuất bổ sung sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ôtô vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm: UBND tỉnh Quảng Nam, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA).

Lý do đề xuất là, xe ôtô là sản phẩm công nghệ cao, cấu tạo phức tạp và có giá trị lớn. Chất lượng xe ôtô có ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm tính mạng, sức khỏe con người, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Do vậy, cần áp dụng điều kiện kinh doanh ôtô từ khâu sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu đến bảo hành, bảo dưỡng.

Tuy nhiên, đối với ôtô nhập khẩu, hiện nay doanh nghiệp nhập khẩu thường không phải đầu tư nhà máy sản xuất-lắp ráp ôtô đáp ứng tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô và sản phẩm nhập khẩu cũng không nhất thiết phải có “giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” (hoặc tương đương) do nước sản xuất cấp, dẫn đến chưa đảm bảo công bằng giữa nhà sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước và nhà nhập khẩu.

http://vneconomy.vn/thoi-su/du-luat-doc-dao-da-hoan-thanh-20161107022355222.htm

Các tin tức khác

>   E ngại dự luật Ngoại thương“đẻ” ra nhiều loại giấy phép mới (07/11/2016)

>   Chính phủ rất trách nhiệm trong giải trình về nợ công (07/11/2016)

>   Tuần này, Quốc hội quyết những kế hoạch nhiều triệu tỷ (07/11/2016)

>   "Tái cơ cấu không bắt đầu từ câu hỏi tiền ở đâu" (04/11/2016)

>   Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lo bộ, ngành trì hoãn đổi mới kinh tế (04/11/2016)

>   Ban hành 20 văn bản QPPL trong tháng 9/2016 (04/11/2016)

>   Ban Bí thư cách chức ông Vũ Huy Hoàng (03/11/2016)

>   10 triệu tỷ tái cơ cấu qua lời Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (03/11/2016)

>   Thủ tướng: Con tàu Việt Nam phải vững tay lái để tiến lên (02/11/2016)

>   Đưa ra chỉ tiêu cần “liệu cơm gắp mắm” (02/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật