Thứ Sáu, 04/11/2016 08:23

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lo bộ, ngành trì hoãn đổi mới kinh tế

Trình bày trước Quốc hội chiều nay (3-11), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ lo ngại tiến trình tái cơ cấu kinh tế có nguy cơ bị cản trở bởi các bộ ngành vì lợi ích bị ảnh hưởng.

Ông nói: “Những giải pháp quyết liệt có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một số bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan. Do đó, nguy cơ bị trì hoãn hoặc thực hiện không nhất quán, không quyết liệt, không thực chất là rất lớn, làm chậm quá trình tái cơ cấu kinh tế nói chung”.

Bộ trưởng bổ sung: “Điều rất quan trọng trong nhiệm vụ đổi mới tư duy là lãnh đạo các ngành, các cấp cần vượt qua được chính mình, vượt qua được tư duy nhiệm kỳ, vượt qua lợi ích cục bộ của ngành, địa phương để hướng tới sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các vùng một cách hiệu quả hơn, tránh bị cát cứ, chia cắt".

Bên cạnh đó, ông cho rằng, cần có một khuôn khổ pháp lý phù hợp để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu kinh tế. Vì vậy, một số luật và văn bản pháp luật khác phải được bổ sung, sửa đổi phù hợp và kịp thời. Đây là công việc không dễ, bởi đòi hỏi phải đổi mới tư duy, phải có sự đồng thuận cao và phải thực hiện nhanh trong thời gian ngắn.

Bộ trưởng nhận xét, tái cơ cấu nền kinh tế là quá trình phức tạp, khó khăn và thách thức.

Theo kịch bản tái cơ cấu quyết liệt, ông cho biết, đòi hỏi phải thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách; tăng đáng kể hiệu quả đầu tư công; cắt giảm chi tiêu thường xuyên; giảm bội chi ngân sách xuống còn 4% GDP; cổ phần hóa, giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp mà nhà nước không còn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; và sử dụng số vốn đó đầu tư một số dự án hạ tầng quan trọng, cấp bách...

Liên quan đến nguồn lực thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, ông cũng tận dụng phiên giải trình ở Quốc hội để nói rõ thêm về con số 10,5 triệu tỉ đồng.

Theo đó, để tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 6,5-7% với hệ số ICOR dự kiến là 5-5,5 thì cần tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 32-34% GDP, tương đương 9-10 triệu tỉ đồng.

"Nguồn lực dự kiến thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế không phải là nguồn lực riêng, mà đặt trong khuôn khổ tổng thể nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020", ông Dũng giải thích.

Ông cho biết thêm, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế dự kiến cơ cấu lại tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn nhà nước, trong đó có NSNN và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước, nhất là đầu tư của khu vực tư nhân trong nước...

http://www.thesaigontimes.vn/153461/Bo-truong-Nguyen-Chi-Dung-lo-bo-nganh-tri-hoan-doi-moi-kinh-te.html

Các tin tức khác

>   Ban hành 20 văn bản QPPL trong tháng 9/2016 (04/11/2016)

>   Ban Bí thư cách chức ông Vũ Huy Hoàng (03/11/2016)

>   10 triệu tỷ tái cơ cấu qua lời Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (03/11/2016)

>   Thủ tướng: Con tàu Việt Nam phải vững tay lái để tiến lên (02/11/2016)

>   Đưa ra chỉ tiêu cần “liệu cơm gắp mắm” (02/11/2016)

>   Việt Nam trả hơn 38,900 tỷ đồng nợ nước ngoài trong 10 tháng (02/11/2016)

>   Điều chỉnh lương mỗi năm 7-8%: Cần tính toán lại (02/11/2016)

>   Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XII) về tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng (01/11/2016)

>   Giữ ổn định lạm phát cơ bản trong khoảng 1.81 - 2% (01/11/2016)

>   9 nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư NSNN (31/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật