Thứ Sáu, 04/11/2016 20:00

Các doanh nghiệp Singapore xử lý khoản nợ đến hạn 12 tỷ USD trong năm 2017 như thế nào?

Các công ty Singapore, vốn bị tác động nặng nề từ sự suy yếu của hoạt động thương mại toàn cầu và sự ảm đạm của thị trường hàng hóa, phải đối mặt với tình trạng rối loạn tài chính trong năm 2017, do 12 tỷ USD trái phiếu sắp đến hạn và các ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc cho vay vốn.

Điều đó có thể gây ra nhiều thiệt hại cho thị trường vốn dĩ đang chứng kiến sự vỡ nợ của các công ty có lịch sử kinh doanh tốt, chẳng hạn như công ty dịch vụ dầu Swiber Holdings đã rơi vào tình trạng tồi tệ trong tháng 7/2016 và phải đối mặt với sự quản lý về mặt tư pháp trong tháng này.

Ngày càng có nhiều tổ chức phát hành trái phiếu cố gắng đàm phán lại các điều khoản trong hợp đồng tín dụng của họ để thoát nợ, một tín hiệu đáng lo ngại trong một thị trường mà nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số và các vấn đề ít quan trọng hơn so sự giám sát thiếu chặt chẽ.

Theo các nhà phân tích tín dụng và đầu tư, tỷ lệ đòn bẩy của các công ty đã tăng lên mức rủi ro cao, trong khi các ngân hàng đang trở nên thận trọng hơn về việc nới lỏng tín dụng do quan ngại về chất lượng của các khoản vay.

Dữ liệu của Reuters cho thấy, từ nay đến cuối năm 2017, khoản trái phiếu trị giá 12.4 tỷ USD sẽ đến hạn, nhưng nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty có vẻ như rất căng thẳng.

Một nghiên cứu của Reuters về lợi nhuận 6 tháng của 228 công ty phi tài chính cho thấy 74 đơn vị có nợ ròng cao hơn gấp 5 lần lãi thuần, một mức độ báo động khiến các nhà phân tích tín dụng lo lắng, và hơn 1/3 trong số đó có tỷ lệ nợ cao hơn ít nhất 2 lần so với tỷ lệ trên.

"Từ năm 2009, chúng tôi nhận thấy chưa có công ty nào mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 năm từ 2015-2016, chúng tôi đã chứng kiến số lượng doanh nghiệp vỡ nợ gia tăng đột biến. Đây là dấu hiệu cảnh báo về một cuộc khủng hoảng niềm tin tái cấp vốn trên nhiều lĩnh vực, không chỉ những lĩnh vực liên quan đến hàng hóa", ông Raymond Chia, Trưởng phòng Nghiên cứu tín dụng của Schroders Investment Management tại khu vực châu Á (trừ Nhật Bản).

Giám sát hời hợt

Chính cấu trúc thị trường vốn của Singapore đã khiến kinh tế nước này dễ bị tổn thương khi thương mại toàn cầu ảm đạm và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Hàng hóa đã trở thành trụ cột sau năm 2013 và 2014, và các ngân hàng tư nhân xuất hiện nhiều hơn, qua đó thúc đẩy thỏa thuận trái phiếu có quy mô nhỏ hơn.

Trong năm 2014, các ngân hàng tư nhân chiếm gần 50% các khoản đầu tư vào công ty dưới dạng nợ doanh nghiệp, một báo cáo của ngân hàng trung ương cho biết hồi năm ngoái.

Sự tham gia của họ đã góp phần khuyến khích các đợt phát hành có quy mô nhỏ hơn và chưa được các cơ quan xếp hạng tín dụng đánh giá và không nhắm đến các nhà đầu tư tài sản tư nhân, các nhà phân tích cho biết.

"Các trái phiếu của họ hầu như chưa được xếp hạng, vì vậy thiếu đi sự giám sát của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Nhiều giao dịch đã bị định giá sai", Harsh Agarwal, Trưởng phòng Nghiên cứu tín dụng châu Á tại Ngân hàng Deutsche Bank.

Hiện tại, việc đó đang thay đổi –  đổi lại các công ty phải mất một khoản chi phí khá đáng kể.

Công ty bất động sản Oxley Holdings, có nợ ngắn hạn vượt xa số dư tiền mặt nhận thấy lợi suất trái phiếu đến hạn năm 2019 tăng 2.2% lên 7.5% trong quý vừa qua.

Dưới áp lực phải gia tăng dự phòng cho các khoản nợ xấu, các ngân hàng đang thu hẹp các bộ phận mắc nợ như bất động sản, hàng hóa và dầu khí, vốn chiếm tỷ lệ lớn trong 53 tỷ SGD (tương đương 38 tỷ USD) trái phiếu doanh nghiệp bằng nội tệ đang lưu hành của Singapore.

Nợ xấu đã tăng ở cả 3 ngân hàng của Singapore trong báo cáo lợi nhuận hàng quý mới nhất, qua đó phản ánh sự suy giảm chất lượng của các khoản vay của các ngành.

"Trong trường hợp không có sự hỗ trợ của ngân hàng, việc tái cấp vốn cho các khoản nợ này có thể gặp khó khăn, và từ đó dẫn đến các trường hợp vỡ nợ nhiều hơn trong năm tới", Devinda Paranathanthri tại UBS Wealth Management cho hay, trong đó ước tính 18 tỷ SGD trái phiếu sẽ đến hạn trong 18 tháng tới với hơn 25% là từ các lĩnh vực phải đối mặt với những khó khăn về cấu trúc.

Các dấu hiệu căng thẳng mới nhất đã gia tăng số lượng người đi vay “thỉnh cầu” các trái chủ cho họ một chút tự do.

Trong năm nay, Ezra Holdings, Rickmers Maritime, Otto Marine và Marco Polo Marine nằm trong số những công ty “xin phép” trái chủ chấp thuận nới lỏng các điều khoản, hoặc giao ước gắn liền với các khoản vay của họ.

"Vấn đề là liệu việc nới lỏng các điều khoản có đem lại đủ lượng thời gian mà các công ty này cần hay không", Kevin Wong, đối tác với công ty luật Linklaters tại Singapore cho biết./.

Các tin tức khác

>   Bức tranh kinh tế Mỹ trước thềm bầu cử Tổng thống (04/11/2016)

>   Vàng giảm lần đầu trong 3 phiên nhưng vẫn giữ trên 1,300 USD/oz (04/11/2016)

>   Brexit bất ngờ gặp trở ngại từ tòa án Anh (04/11/2016)

>   Ngân hàng Trung ương Anh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế (03/11/2016)

>   Nhà đầu tư dài hạn đang “để mắt” đến chứng khoán Nhật Bản (03/11/2016)

>   Tác động của Fed đến các nền kinh tế châu Á (03/11/2016)

>   Cổ phiếu Facebook lao dốc 7% sau dự báo lợi nhuận (03/11/2016)

>   Thực hư chuyện “nhóm bát tiên” giật dây Tổng thống Hàn Quốc (03/11/2016)

>   Vàng vẫn giữ vững trên mốc 1,300 USD/oz sau quyết định của Fed (03/11/2016)

>   Dầu tiếp đáy 5 tuần khi dự trữ tại Mỹ tăng mạnh kỷ lục (03/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật