Thứ Bảy, 15/10/2016 11:00

Quản lý tài sản công: Hướng tới chuyên nghiệp

Mới đây, tại buổi giới thiệu Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), ông Trần Đức Thắng- Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính)- cho biết, Luật sửa đổi sẽ bảo đảm việc đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, hướng tới chuyên nghiệp hóa.

Thực tế, tài sản nhà nước tại Việt Nam có quy mô rất lớn, là cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội.

Tầm quan trọng của việc quản lý và khai thác có hiệu quả tài sản nhà nước đã rõ nhưng theo các chuyên gia, ở Việt Nam, hoạt động này bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Ví dụ điển hình: Ở các quốc gia, thông thường tài sản nhà nước được đánh giá gấp 4 lần GDP. Tại Việt Nam, hiện các cơ quan quản lý không đưa ra được một số liệu thống nhất về tài sản nhà nước. Có nhiều người ước lượng, tổng giá trị tài sản nhà nước có thể lên đến vài trăm tỷ USD. Còn theo số liệu được ông Thắng cập nhật, 4 loại tài sản nhà nước theo quy định hiện hành (nhà, đất, máy móc, tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên) có tổng giá trị khoảng 1.040.000 tỷ đồng (gần 50 tỷ USD), chưa bao gồm nhóm tài sản hạ tầng, công trình cấp nước sạch...

Một chỉ dấu khác cho thấy yếu tố thiếu chuyên nghiệp là tình trạng thiếu nghiêm túc trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, xử lý vi phạm chưa nghiêm. Để bịt được lỗ hổng đó, dự thảo Luật có những điều khoản rất chặt chẽ về xử lý vi phạm, quy định cụ thể về việc phải bồi hoàn, người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự...

Đáng chú ý, thời gian tới, tài sản nhà nước sẽ được cập nhật, tạo cơ sở dữ liệu chuẩn. Ví dụ, riêng về hạ tầng, danh mục có khoảng 39.962 tuyến đường với tổng nguyên giá là 1.831.000 tỷ đồng. Các tài sản quốc gia do các bộ ngành quản lý sẽ được tích hợp, tính toán nhằm đưa ra biện pháp quản lý, khai thác phù hợp, hiệu quả nhất...

Dự kiến, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội để xin ý kiến vào tháng 10/2016, đến tháng 5/2017 sẽ được thông qua.

Dĩ nhiên, Luật là cơ sở pháp lý quan trọng, nhưng để Luật đi vào thực tiễn cuộc sống còn quan trọng hơn, tất cả nhằm xóa bỏ tình trạng “cha chung không ai khóc” hoặc “tiêu tiền chùa”, tập trung một nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế- xã hội.

....

http://baocongthuong.com.vn/quan-ly-tai-san-cong-huong-toi-chuyen-nghiep.html

Các tin tức khác

>   Sắp triển khai Hiệp định TF (14/10/2016)

>   Chính phủ yêu cầu tiếp tục hạ lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm (13/10/2016)

>   Chuyên gia kinh tế: Cần cẩn trọng với rủi ro lạm phát vào cuối năm (12/10/2016)

>   ADB sẽ hỗ trợ Việt Nam 1 tỉ USD mỗi năm (11/10/2016)

>   “Tăng trưởng GDP cả năm 2016 đạt 6% đã là thành công với kinh tế Việt Nam” (11/10/2016)

>   10 triệu tỷ đồng tài sản công: Quản thế nào? (11/10/2016)

>   HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống còn 6.2% (11/10/2016)

>   Xác định rõ mô hình tăng trưởng cần phấn đấu xây dựng (10/10/2016)

>   Căn cứ nào để GDP năm 2017 tăng 6,7%? (07/10/2016)

>   Nợ xấu, nợ công và tăng trưởng: vấn đề là ở niềm tin (07/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật