Thứ Sáu, 07/10/2016 09:21

Nợ xấu, nợ công và tăng trưởng: vấn đề là ở niềm tin

Vấn đề xử lý nợ xấu bằng ngân sách nhà nước đã nóng lên trong thời gian gần đây sau khi dự thảo Đề án Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập tới vấn đề này.

Vì sao phải chi tiền để giải quyết nợ xấu nếu khoản tiền đó có thể tạo ra hạ tầng như đường cao tốc, giải quyết hạn hán, ngập mặn, tài trợ cải tổ nông nghiệp? Ảnh: MINH KHUÊ

Các tranh luận chia thành nhiều nhóm quan điểm khác nhau. Nhóm thứ nhất phản đối sử dụng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu vì như vậy là không công bằng, dùng tiền thuế của dân nghèo để tài trợ cho người giàu gây tổn thất cho xã hội. Nhóm thứ hai đồng tình vì nếu không làm vậy thì lãi suất trong nền kinh tế vẫn cao, doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn và ngân hàng gặp khó thì ngân sách cũng bị tổn hại. Nhóm thứ ba đồng tình với nhóm thứ hai là xử lý nợ xấu phải dùng “tiền tươi” nhưng hiện tại không phải là thời điểm cấp thiết vì còn nhiều vấn đề về y tế, giáo dục, khắc phục biến đổi khí hậu cấp thiết hơn vì nó liên quan tới đời sống người dân.

Bài viết này xin đi vào phân tích một số điểm mà cuộc tranh luận của các bên cần làm rõ.

Xử lý nợ xấu bằng ngân sách thì thúc đẩy tăng trưởng hay làm tăng bong bóng tài sản?

Một lập luận quan trọng trong quan điểm của nhóm ủng hộ xử lý nợ xấu bằng ngân sách là cần phải giải quyết dứt điểm nợ xấu để hạ lãi suất cho vay xuống, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng sự thật thì doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khó tiếp cận vay vốn từ lâu, ngay cả trong giai đoạn có những gói kích cầu nhiều tỉ đô la Mỹ bơm ra thị trường trong mấy năm trước (một trong những nguyên nhân hình thành nợ xấu hiện tại).

Vì vậy, không có gì đảm bảo là kéo lãi suất cho vay xuống thì đẩy được tăng trưởng hay sức cạnh tranh của nền kinh tế lên, càng không có gì đảm bảo điều đó giúp được cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trái lại, nó có thể bơm nguồn nuôi sống các xác chết biết đi vốn là những tập đoàn kinh tế khổng lồ đang thua lỗ lớn trong nền kinh tế. Ngân hàng tạo ra nợ xấu vì họ sai lầm trong quyết định cho vay trước đây. Ai đảm bảo họ sẽ không sai lầm một lần nữa?

Một số chuyên gia ngân hàng cho rằng những lập luận của nhóm quan điểm không ủng hộ dùng ngân sách xử lý nợ xấu là không hiểu về thực tế ngân hàng nhưng họ dường như cũng quên rằng họ nằm trong số những người đặt cược sai trong những canh bạc dẫn đến nợ xấu hiện nay. Tại sao người dân vẫn phải tin những người đã mắc sai lầm trước đây? Ai dám đảm bảo giải quyết nợ xấu thì các doanh nghiệp cần vốn được vay tiền và vay với lãi suất thấp hơn. Có khi nào chỉ một vài doanh nghiệp lớn, thân hữu mới có lợi hay không?

Ở một khía cạnh khác, hãy giả định là giải quyết được một phần nợ xấu thì giảm được lãi suất cho vay trong nền kinh tế trên diện rộng. Nhưng bài học giảm lãi suất và nới lỏng tiền tệ mấy năm qua ở nhiều nước cho thấy thành quả tăng trưởng không khả quan là mấy cho số đông dân chúng (tiền lương thực tăng rất chậm, thậm chí giảm trong nhiều ngành) nhưng bong bóng tài sản lại hình thành (chẳng hạn giá cổ phiếu tăng nhanh hơn thu nhập doanh nghiệp thực sự tạo ra đến 3-4 lần ở Mỹ). Bài viết của tác giả Thành Nam gần đây (Lãi suất bắt đầu hành trình giảm, TBKTSG 29-9-2016) cũng đang chỉ ra rằng thị trường cổ phiếu sẽ hưởng lợi từ kỳ vọng giảm lãi suất hiện nay.

Trong khi đó, Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) vừa công bố đánh giá cho thấy dùng chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích kinh tế không đạt hiệu quả ở những nước nơi mà sức cạnh tranh nội tại của nền kinh tế đó quá kém. Họ nhận định rằng sức cạnh tranh nội tại mạnh là tiền đề cốt lõi để sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm kích thích kinh tế. Vì vậy, nói giảm lãi suất để đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là bỏ quên tiền đề về sức cạnh tranh. Mà vốn dĩ sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta đang yếu đi nhiều, hàng hóa nước ngoài đang từng bước đánh bại hàng nội trên sân nhà...

Xem thêm tại đây

Các tin tức khác

>   WB hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 6,0% trong năm (05/10/2016)

>   Thủ tướng: chất lượng tăng trưởng quan trọng hơn tỷ lệ (05/10/2016)

>   Để GDP cả năm đạt 6.5% thì quý 4 phải tăng 7.7% (04/10/2016)

>   GDP năm 2017 dự kiến tăng 6.7% (03/10/2016)

>   Đổi mới kinh tế vẫn theo kiểu “dò đá qua sông” (01/10/2016)

>   Tỷ lệ thất nghiệp quý 3 tăng tiếp lên 2.34% (30/09/2016)

>   Việt Nam cần gần 100 tỉ đô la Mỹ cho đầu tư công (29/09/2016)

>   Vốn đăng ký FDI 9 tháng đầu năm đạt hơn 11 tỷ USD (29/09/2016)

>   GDP 9 tháng đầu năm tăng 5.93% so với cùng kỳ (29/09/2016)

>   ADB: GDP của Việt Nam chỉ đạt 6% trong năm nay (27/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật