Chủ Nhật, 16/10/2016 11:20

Ám ảnh tăng trưởng

Lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập đến khả năng tăng trưởng không đạt chỉ tiêu 6,7% mà Quốc hội giao cho năm nay. Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa qua, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ nỗ lực đạt mục tiêu cao nhất kế hoạch năm 2016 là 6,3-6,5%.

Tăng trưởng không đạt mục tiêu luôn gây ám ảnh cho điều hành kinh tế vĩ mô. Ảnh: MINH KHUÊ

Với kết quả trong chín tháng đầu năm, theo tính toán, nếu muốn cả năm tăng trưởng 6,3% thì quí 4 tăng trưởng phải 7,1%; nếu tăng trưởng 6,5% thì tăng trưởng quí 4 là 7,7%; và nếu tăng trưởng theo kế hoạch là 6,7% thì quí 4 phải đạt mức tăng trưởng 8,3%. Hai kịch bản sau cho thấy, khả năng tăng trưởng cao là không khả thi.

Giải thích cho tình trạng trên, Chính phủ đưa ra hai nguyên nhân chủ yếu do ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút và nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước. Các nguyên nhân như vậy là chưa đủ. Nguyên nhân quan trọng khác chính là do các bộ, ngành đã rất chậm trễ trong triển khai đầu tư công. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong chín tháng đầu năm mà vốn ngân sách nhà nước chỉ giải ngân được 58,6%, vốn trái phiếu chính phủ giải ngân được vỏn vẹn 38,8% (trong khi đó, con số tương ứng của Bộ Tài chính là 54,5%, và 38,8%). Như vậy, chính các bộ, ngành đã đạp phanh cho nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ.

Có thể nêu tên hàng loạt bộ ngành. Bộ Y tế mới chỉ giải ngân vỏn vẹn 26% dự toán chi đầu tư phát triển đến cuối tháng 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường giải ngân đạt có 21% tổng số vốn được giao tính đến giữa tháng 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải ngân được 45% kế hoạch năm đến cuối tháng 8. Bộ Giao thông Vận tải giải ngân 29% kế hoạch được giao tính đến cuối tháng 6. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch giải ngân đạt gần 28% kế hoạch năm trong tám tháng đầu năm... Đặc biệt phải kể đến khoản 2.000 tỉ đồng cấp cứu cho hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên không giải ngân được do chính sách vênh nhau giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu thừa nhận: “Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu về tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước trên GDP của Quốc hội; nợ công và nợ chính phủ có thể cao hơn mức dự kiến nếu không điều chỉnh cơ cấu nợ”.

Theo Bộ Tài chính, đến cuối tháng 9 đã huy động thành công hơn 250.320 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, đạt hơn 100% so với kế hoạch năm. Đây là lần đầu tiên Bộ Tài chính đạt mục tiêu phát hành trái phiếu chính phủ cả năm cho ngân sách nhà nước ở tháng thứ chín. Với tốc độ giải ngân vốn trái phiếu chính phủ ở mức chậm chạp như nói trên, vô hình trung các bộ, ngành đã làm lãng phí nguồn lực vô cùng lớn. Một mặt, Chính phủ phải trả lãi cho lượng vốn huy động về chả giải ngân được. Mặt khác, chính Chính phủ đang cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong tiếp cận vốn.

Trả lời câu hỏi, Thủ tướng có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo xu hướng giảm lãi suất cho vay, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng thừa nhận: “Điều hành lãi suất là vấn đề rất khó khăn”. Lời than thở đó là có thể hiểu được từ thực tế trên.

Tăng trưởng không đạt mục tiêu luôn gây ám ảnh cho điều hành kinh tế vĩ mô. Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu thừa nhận: “Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu về tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước trên GDP của Quốc hội; nợ công và nợ Chính phủ có thể cao hơn mức dự kiến nếu không điều chỉnh cơ cấu nợ”.

Theo tính toán của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến 6,7%, thì GDP sẽ vào khoảng 5,1 triệu tỉ đồng cho cả năm 2016. Lúc này, bội chi ngân sách 254.000 tỉ đồng sẽ tương đương 4,95% GDP. Song, trên cơ sở GDP chín tháng, thì ước tính GDP cả năm chỉ còn khoảng 4,6 triệu tỉ đồng (hụt tới hơn 500.000 tỉ đồng); và như vậy mức bội chi 254.000 tỉ sẽ tương ứng với hơn 5,5% GDP. Kết quả là, ông Kiên cảnh báo, tỷ lệ nợ công sẽ có thể vượt ngưỡng 65% GDP cuối năm nay, dù số tuyệt đối không tăng.

Có thể thấy, tăng trưởng không đạt mục tiêu ảnh hưởng như thế nào tới nợ công vốn đang là vấn đề nhức nhối.

Đọc tiếp tại đây...

Các tin tức khác

>   Quản lý tài sản công: Hướng tới chuyên nghiệp (15/10/2016)

>   Sắp triển khai Hiệp định TF (14/10/2016)

>   Chính phủ yêu cầu tiếp tục hạ lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm (13/10/2016)

>   Chuyên gia kinh tế: Cần cẩn trọng với rủi ro lạm phát vào cuối năm (12/10/2016)

>   ADB sẽ hỗ trợ Việt Nam 1 tỉ USD mỗi năm (11/10/2016)

>   “Tăng trưởng GDP cả năm 2016 đạt 6% đã là thành công với kinh tế Việt Nam” (11/10/2016)

>   10 triệu tỷ đồng tài sản công: Quản thế nào? (11/10/2016)

>   HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống còn 6.2% (11/10/2016)

>   Xác định rõ mô hình tăng trưởng cần phấn đấu xây dựng (10/10/2016)

>   Căn cứ nào để GDP năm 2017 tăng 6,7%? (07/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật