Thứ Bảy, 10/09/2016 09:17

Thêm dự án thép tỉ USD để làm gì?

Theo báo Tuổi trẻ, trong khi nhiều dự án sản xuất thép đang hoạt động dưới công suất thiết kế thì không ít dự án mới lại tiếp tục bổ sung vào quy hoạch ngành một cách vội vã khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi. 

Dây chuyền sản xuất thép tại Nhà máy Posco SS-Vina, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

"Vỡ trận”, “chết lâm sàng”, “khủng hoảng thừa”... là những cụm từ mà nhiều chuyên gia đã sử dụng để nhận định về sự phát triển của ngành thép thời gian qua.

Từng có chuyện nhiều doanh nghiệp thép lớn, dù nằm trong quy hoạch hẳn hoi, nhưng vẫn đứng ngấp nghé bên bờ vực phá sản. Trong khi đó vẫn có không ít dự án thép được cấp phép tràn lan, sai quy định nhưng chưa được giải quyết dứt điểm...

Ông Hồ Nghĩa Dũng, chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA), cho biết với mặt hàng thép xây dựng thông thường (thép cây, cuộn, hình), tổng công suất thiết kế hiện nay của các doanh nghiệp ước khoảng 12 triệu tấn/năm, nhưng mỗi năm chỉ tiêu thụ hơn 7 triệu tấn.

Tương tự, khả năng đáp ứng phôi thép trong nước ở mức khoảng 12 triệu tấn/năm, nhưng tiêu thụ cũng chỉ ở mức 6-7 triệu tấn/năm là cùng.

Một chuyên gia ngành thép khẳng định sản lượng thép trong nước hiện đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu. “VN vẫn phải nhập khẩu các loại thép chưa chế tạo được như thép cán nóng, phôi thép tấm, thép hợp kim... Nhưng riêng thép xây dựng lại đang thừa” - vị này nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Nguyễn Mại, nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, cho rằng nếu thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, VN không nên đầu tư vào ngành thép. “Vì quy luật cung cầu thế giới hiện nay là phân công chuỗi giá trị, nhiều nước cũng đang đóng cửa các nhà máy thép do nguồn cung dư thừa quá nhiều” - ông Mại nhấn mạnh.

Trong quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn 2020, có xét đến năm 2025 được ban hành năm 2013, Bộ Công thương đưa ra định hướng ưu tiên đầu tư sản xuất gang, phôi thép từ quặng sắt, một số chủng loại sản phẩm thép tấm cán nóng, thép hợp kim, thép không gỉ...

Đồng thời yêu cầu đầu tư vào công nghệ, thiết bị tiên tiến và tiết kiệm năng lượng, năng suất cao.

Ông Trương Thanh Hoài, vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương), cho biết việc đưa ra quy hoạch này nhằm định hướng lại ngành thép và ngăn chặn những dự án thép được cấp phép dễ dãi, nằm ngoài quy hoạch bùng nổ trong giai đoạn 2007-2008.

Thế nhưng các dự án bổ sung vào quy hoạch vẫn cứ “lù lù” xuất hiện. Mới nhất là dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen - Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen, tổng công suất 16 triệu tấn/năm.

Theo VSA, hiện có khoảng 400 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thép, chủ yếu quy mô nhỏ và vừa với công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng.../.

Các tin tức khác

>   Cổ đông Hoa Sen thông qua dự án luyện cán thép 10 tỷ USD tại Ninh Thuận (07/09/2016)

>   Siêu dự án thép 10 tỷ đô: Sự cần thiết và lời cam kết của Hoa Sen (05/09/2016)

>   Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép mạ nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc (02/09/2016)

>   Úc tiếp nhận điều tra áp thuế chống phá giá với thép mạ hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam (01/09/2016)

>   “VN không nên làm sắt thép nữa”  (29/08/2016)

>   “Không để một giọt nước nào của dự án ra biển” (29/08/2016)

>   Úc điều tra chống bán phá giá đối với nhôm ép VN (17/08/2016)

>   Minh bạch khai thác khoáng sản: “Phát lộ” lợi ích nhóm (13/08/2016)

>   Làm rõ vụ thép Trung Quốc ‘đội lốt’ thép Việt (13/08/2016)

>   Làm rõ vụ việc thép Việt Nam bị mạo danh (11/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật