Thứ Hai, 05/09/2016 09:00

Siêu dự án thép 10 tỷ đô: Sự cần thiết và lời cam kết của Hoa Sen

Xuất hiện giữa tâm bão ô nhiễm môi trường của Formosa đã khiến dự án thép 10 tỷ đô của Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) tại Ninh Thuận đón nhận nhiều quan điểm trái chiều. Đặc biệt, vấn đề lớn nhất được đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển ngành thép lại vừa bảo vệ môi trường.

* “Không để một giọt nước nào của dự án ra biển”

Tạo vị thế cho ngành thép Việt Nam

Liên tiếp trong những năm gần đây, ngành thép Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu với số lượng lớn.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, ngành công nghiệp thép Việt Nam trong những năm gần đây phát triển khá nhanh. Các sản phẩm đa đạng như thép xây dựng, thép ống, tôn cán nguội, mạ màu các loại… Nhưng hàng năm Việt Nam vẫn nhập một lượng hàng thép sản phẩm khá lớn để phục vụ cho chế biến tiếp theo. Cụ thể, năm 2015 đã nhập khẩu 14 triệu tấn thép các loại, trong 7 tháng đầu năm 2016 đã nhập hơn 10.3 triệu tấn và dự báo cả năm 2016 có thể nhập khoảng 17 triệu tấn. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn thiếu hụt một lượng thép rất lớn. Do đó việc xây dựng một nhà máy tầm cỡ là điều kiện để giảm nhập khẩu và cân đối sản xuất trong nước.

Cán cân thương mại ngành thép 3 năm qua (Đvt: Tỷ USD)

Nguồn: Bộ Công thương

Thêm vào đó, trong ngành thép Việt Nam, đa số các doanh nghiệp trong nước quy mô còn nhỏ, công suất sản xuất hàng năm chỉ từ một vài trăm ngàn tấn cho đến lớn nhất gần 2 triệu tấn/năm nên khó cạnh tranh với nước ngoài. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như ngày nay, tức hàng rào thuế quan ngày càng được dỡ bỏ, vấn đề tự do hóa thương mại càng cao nên việc cạnh tranh về các sản phẩm ngay trên sân nhà ngày càng rất khốc liệt. Việt Nam cần xây dựng những doanh nghiệp thép đủ lớn,có năng lực về tài chính, nhân sự và công nghệ để tồn tại và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nội địa.

Đây cũng là những nền tảng cho sự ra đời của dự án Khu liên hợp luyện cán Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với công suất 16 triệu tấn/năm do Tập đoàn Hoa Sen làm chủ đầu tư. Việc xây dựng một dự án lớn là cần thiết không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn là bước đệm xây dựng và phát triển ngành thép của người Việt Nam.

Được biết, theo quyết định số 3516/QĐ - BCT của Bộ Công thương ngày 25/8/2016, Dự án “Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận” với công suất 16 triệu tấn/năm đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2020 xét đến 2025. Tập đoàn Hoa Sen dự kiến triển khai dự án theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ, với tổng vốn đầu tư lên đến 10 tỷ USD. Trong đó, phân kỳ 1 thuộc giai đoạn I của dự án được thực hiện trong năm 2017-2018 dự kiến sử dụng 240 ha đất, công suất dự kiến 1.5 triệu tấn/năm và sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm 2019.

Nói về lý do và mục tiêu khiến Hoa Sen bỏ cả hơn 10 tỷ đô vào dự án lớn này, chủ đầu tư cho biết:

Thứ nhất, việc triển khai Tổ hợp dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường thép Việt Nam và khu vực ASEAN.

Thứ hai, năng lực sản xuất và tiêu thụ thép của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với thế giới, do đó sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Thứ ba, tổ hợp dự án sẽ góp phần khắc phục tình trạng nhập siêu ngành thép tại Việt Nam.

Và cuối cùng, thông qua tổ hợp dự án, Hoa Sen sẽ hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín, đa dạng hoá sản phẩm, tăng trưởng nhanh thị phần trong nước và phát triển thị trường xuất khẩu.

Phối cảnh dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận

Theo đánh giá của Hoa Sen, dự án khi đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu về sắt, thép trong nước, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp thép Việt Nam. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, từ đó góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, khắc phục tình trạng nhập siêu ngành thép ở Việt Nam và góp phần phát triển các ngành công nghiệp lấy sắt, thép làm nguyên liệu và các ngành công nghiệp phái sinh khác như cơ khí, xây dựng, chế tạo, xi măng, điện…

Lấy yếu tố môi trường làm tiên quyết

Xuất hiện giữa tâm bão ô nhiễm môi trường của Formosa đã khiến dự án thép 10 tỷ đô của Hoa Sen tại Ninh Thuận đón nhận nhiều quan điểm trái chiều. Đặc biệt, vấn đề lớn nhất được đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển ngành thép lại vừa bảo vệ môi trường.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Nguyễn Văn Sưa cho biết, ngành công nghiệp thép sử dụng nhiều nguyên liệu và năng lượng nên phát thải nhiều chất thải rắn, khí và nước thải. Tuy nhiên, công nghệ trong ngành thép đã phát triển trong vài trăm năm nay, con người đã cải tiến và tạo được những công nghệ thân thiện môi trường. Chẳng hạn ngày nay khối châu Âu, Mỹ, Nhật có đưa công nghệ thân thiện, sạch, tiết kiệm năng lượng để sẵn sàng bàn giao cho các nước Đông Nam Á cũng như Việt Nam sử dụng.

Như vậy vấn đề công nghệ trong sản xuất thép để đảm bảo môi trường hiện nay đã có. Vấn đề là chủ đầu tư cần nhận thức được tầm quan trọng của các công nghệ này để bỏ tiền ra sử dụng, đảm bảo dự án được vận hành suôn sẻ mà vẫn thân thiện môi trường”, ông Sưa nhấn mạnh.

Đầu tiên Hoa Sen thuê các chuyên gia tư vấn hàng đầu, độc lập trước tiên là về vấn đề môi trường, sau đó mới chọn công nghệ, thiết bị. Trong quá trình vận hành, triển khai thì bắt buộc phải có sự giám sát chặt chẽ. Ban quản lý Khu công nghiệp, Sở Tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên môi trường thậm chí mời luôn các đoàn thể đến giám sát, khi nào đảm bảo được vấn đề môi trường mới cho vận hành. Mặc dù dự án có công suất thiết kế 16 triệu tấn/năm, Hoa Sen sẽ sản xuất 1.5 triệu tấn/năm trước, điều này thể hiện một bước đi cẩn trọng” – Chủ tịch Lê Phước Vũ.

Với Hoa Sen, vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên trên cả vấn đề chi phí đầu tư. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận cuối tháng 8 vừa qua, Chủ tịch Lê Phước Vũ đã mạnh mẽ cam kết: “Chúng tôi sẽ đặt vấn đề môi trường lên trên cả vấn đề chi phí đầu tư. Chúng tôi sẽ không xả thải ra biển, nếu nhà máy của Hoa Sen khi đi vào vận hành mà gây ô nhiễm môi trường thì chúng tôi sẽ tự đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho Nhà nước.”

Để chuẩn bị cho việc triển khai dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận, Hoa Sen đã làm việc với tất cả các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới như SMS, Danieli Primetals... để so sánh và lựa chọn phương án tối ưu. Để đảm bảo an toàn, Hoa Sen cũng đã thuê đơn vị GMC – một công ty hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực thép tư vấn về công nghệ, môi trường và giám sát trong quá trình vận hành nhà máy sau này. “Với những bước chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, tôi hoàn toàn tin tưởng vào tính khả thi và sự thành công của dự án Khu liên hiệp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận trong tương lai”, ông Vũ khi đó nói thêm.

Không những vậy, Hoa Sen còn có kế hoạch tuyển dụng nhân sự trình độ cao, đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Trong giai đoạn đầu của dự án, ông Vũ cho biết dự kiến sẽ thuê những đội ngũ chuyên gia trên thế giới để vận hành, điều hành nhà máy song song với các cán bộ kỹ thuật của Việt Nam. Khi dự án đi vào hoạt động ổn định và đội ngũ nhân lực trong nước có thể đảm đương được một cách độc lập thì sẽ bàn giao lại cho nhân lực trong nước.

Đứng trước tâm bão, ông Lê Phước Vũ vẫn đanh thép với những tuyên bố của mình, khẳng định đầu tư nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, làm sao vẫn bảo vệ được môi trường mà vẫn tạo ra được công ăn việc làm và quan trọng là sự tăng trưởng.

VietinBank tài trợ vốn cho dự án thép Cá Ná – Ninh Thuận

Trong chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận ngày 27/08, Ngân hàng VietinBank (CTG) và Tập đoàn Hoa Sen đã ký kết thỏa thuận cấp tín dụng cho Dự án Khu liên hợp Luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận.

Bao gồm cam kết tài trợ vốn cho dự án,ưu tiên cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, trung dài hạn, tài trợ thương mại và là đầu mối thu xếp vốn cho dự án thông qua các sản phẩm tín dụng ưu đãi.

Tập đoàn Hoa Sen và Ngân hàng VietinBank ký kết thỏa thuận cấp tín dụng cho Dự án Khu liên hợp Luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận
Các tin tức khác

>   GEX: Báo cáo tài chính bán niên năm 2016 (05/09/2016)

>   SBT – BHS: Ai sẽ là chủ nhân mới của nhà máy đường HAG? (05/09/2016)

>   HU3: BCTC Quý 02.2016 (04/09/2016)

>   CTI: BCTC Năm 2015 (04/09/2016)

>   DIG: BCTC Quý 02.2016 (04/09/2016)

>   TLH: BCTC Quý 02.2016 (04/09/2016)

>   TCO: BCTC Quý 01.2016 (02/09/2016)

>   HVG: Đâu là những điểm cần chú ý khi đầu tư (07/09/2016)

>   AAA: Nghị quyết HĐQT (01/09/2016)

>   STT: BCTC Tóm tắt quý 2 năm 2016 (01/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật