Thứ Bảy, 13/08/2016 14:59

Minh bạch khai thác khoáng sản: “Phát lộ” lợi ích nhóm

Trao đổi với DĐDN, TS Nguyễn Thành Sơn – chuyên gia kinh tế độc lập, nguyên Giám đốc BQL, các dự án than đồng bằng sông Hồng cho rằng, sau gần 20 năm thực thi Luật Khoáng sản, ngành khai khoáng của Việt Nam bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế cũng đã bộc lộ không ít yếu kém.

* Xuất khoáng sản đến 5 tỷ USD mà Hải quan không biết?

Ông Sơn nhấn mạnh, bằng chứng của sự yếu kém chính là tình trạng xuất khẩu lậu khoáng sản sang Trung Quốc đang xảy ra rất nghiêm trọng.

Số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2014 ít hơn so với con số do Trung Quốc thống kê và công bố là 5 tỷ USD, mà phần lớn trong 5 tỷ USD nói trên là khoáng sản gồm than và quặng.

– Liệu con số thống kê do phía Trung Quốc công bố có đáng tin cậy thưa ông?

Tôi cho rằng số liệu mà Trung Quốc cung cấp là chính xác bởi vì đơn vị nhập khẩu khoáng sản của quốc gia này được bù giá, được khuyến khích nên họ khai thật. Ta xuất lậu nên không khai.

Hiện nay trên cả nước có khoảng 170 DNNN hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, tuy nhiên, các hoạt động khoáng sản chủ yếu tập trung vào 5 tập đoàn và tổng công ty lớn.

Một câu hỏi được đặt ra tại sao nước ta xuất khẩu khoáng sản kim ngạch vênh đến 5 tỷ USD mà phía Hải quan Việt Nam không biết, thống kê cũng không công bố.

Ngân sách cũng không được đồng nào. 5 tỷ USD này đi đâu và tại sao lại có việc này? Đây là câu hỏi nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Rõ ràng ở đây có lợi ích nhóm.

– Để xảy ra tình trạng này theo ông nguyên nhân xuất phát từ đâu?

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do chính sách. Hiện vẫn đang tồn tại khoảng cách nhất định giữa pháp luật và thực tiễn quản lý, giữa nội dung văn bản và thực hiện nghĩa vụ tài chính trong khai thác khoáng sản.

Thứ hai, với một ngành đặc thù như ngành khai thác khoáng sản, việc tái đầu tư vào sản xuất hầu như không có, đặc biệt là ở doanh nghiệp nhà nước. Khối doanh nghiệp nhà nước dù vẫn đang được ưu đãi trong phân bổ nguồn lực, nhất là trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, song doanh thu của một số tập đoàn, tổng công ty được phân bổ nguồn lực này lại bị “bào mòn” bởi hoạt động kinh doanh đa ngành (bất động sản, chứng khoán, du lịch…).

– Nhiều chuyên gia cho rằng, dù không trực tiếp tham gia vào hoạt động khoáng sản xong các ngân hàng lại gián tiếp tạo ra rủi ro về môi trường và xã hội khi quá ưu ái cho ngành này vay. Quan điểm của ông?

Đúng vậy, tín dụng vào các dự án khoáng sản hiện nay đang hứng chịu những rủi ro cao. Không chỉ chịu rủi ro về giá cả (giá quặng, giá dầu biến động thất thường) mà còn chịu rủi ro về thông tin (không biết trữ lượng có chính xác không)…

Theo số liệu của Vietcombank, dư nợ của ngành khoáng sản tại ngân hàng này lên tới 20.000 tỷ đồng, đứng thứ 2 trong số các ngành tiềm ẩn rủi ro về môi trường và xã hội.

Trên thực tế, không ít tổ chức tín dụng đã bơm một lượng vốn lớn cho các dự án khoáng sản hoạt động không hiệu quả, bất chấp các tổn hại về môi trường.

Nhiều dự án khoáng sản có rủi ro môi trường lớn, vẫn được các ngân hàng chấp thuận cho vay.

Đơn cử, dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (do EVN làm chủ đầu tư và Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (Trung Quốc) làm tổng thầu, có tổng giá trị hợp đồng lên tới gần 1.400 tỷ đồng) đã gây ra nhiều vấn đề môi trường liên quan đến khói, bụi, xỉ than và bị cộng đồng nhân dân địa phương phản ứng gay gắt.

– Để ngành khai thác khoáng sản phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, theo ông, cần phải có những biện pháp quyết liệt như thế nào?

Tôi đề nghị Chính phủ mới phải kiến nghị việc công khai, minh bạch trong khai thác tài nguyên một lần nữa và cần phải làm đến cùng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên môi trường cần đánh giá lại trữ lượng khoáng sản của Việt Nam, đồng thời cần thiết lập một quỹ để tái tạo về tài nguyên, môi trường từ nguồn tiền thuế thu được do khai thác khoáng sản. Việt Nam cũng cần sớm thực hiện cam kết EITI về công khai để minh bạch hơn trong công nghiệp khai khoáng.

– Xin cảm ơn ông!

Lưu Vân

Diễn Đàn Doanh nghiệp

 

 

Các tin tức khác

>   Làm rõ vụ thép Trung Quốc ‘đội lốt’ thép Việt (13/08/2016)

>   Làm rõ vụ việc thép Việt Nam bị mạo danh (11/08/2016)

>   Hiệp hội thép: Giá thép có thể sẽ tăng trong thời gian tới (10/08/2016)

>   ​“Chạy” thuế, doanh nghiệp ồ ạt nhập tôn mạ các loại (09/08/2016)

>   Chấm dứt dự án thép Guang Lian (Đài Loan) ở KKT Dung Quất (08/08/2016)

>   Hoàn tất điều tra vụ áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép mạ nhập vào Việt Nam (07/08/2016)

>   EU áp thuế chống bán phá giá thép của Trung Quốc và Nga (05/08/2016)

>   Ngành thép Trung Quốc lãi cao trong nửa đầu 2016 (03/08/2016)

>   Mexico áp thuế chống bán phá giá với thép tấm mạ kẽm Trung Quốc (02/08/2016)

>   Không nên bảo hộ phôi thép? (02/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật