Thứ Ba, 06/09/2016 10:55

Hàn Quốc bơm tiền cứu “đại gia” vận tải biển phá sản

Giá cổ phiếu Hanjin giao dịch tại thị trường Tokyo đã tăng hơn 20% sau khi thông tin trên được công bố...

Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ cung cấp một lượng vốn lớn cho hãng vận tải biển phá sản Hanjin nhằm giúp công ty này hồi phục - BBC đưa tin.

* Diễn biến mới vụ phá sản lớn nhất ngành vận tải biển thế giới

Tuần trước, Hanjin nộp đơn lên tòa án Hàn Quốc xin tòa thụ lý tài sản sau khi những nỗ lực huy động vốn mới cho công ty nặng nợ này bất thành - Ảnh: Getty/BBC.

Theo đó, Seoul đã quyết định bơm cho Hanjin 100 tỷ Won, tương đương 91 triệu USD, hoặc hơn. Đây sẽ là một khoản vay dài hạn với mức lãi suất thấp.

Giá cổ phiếu Hanjin giao dịch tại thị trường Tokyo đã tăng hơn 20% sau khi thông tin về “phao cứu sinh” của Chính phủ Hàn Quốc dành cho hãng này được công bố.

Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 5/9, giá cổ phiếu Hanjin có lúc giảm kịch sàn 30% sau khi có tin hãng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ nhằm tránh việc bị các chủ nợ bắt giữ tàu.

Vụ phá sản của Hanjin, hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc và lớn thứ bảy thế giới, đã khiến phần lớn đội tàu của hãng bị mắc kẹt ngoài biển. Tàu của Hanjin không thể vào cảng một mặt do bị nhiều cảng biển từ chối tiếp nhận, mặt khác do hãng lo bị chủ nợ bắt giữ.

Tuần trước, Hanjin nộp đơn lên tòa án Hàn Quốc xin tòa thụ lý tài sản sau khi những nỗ lực huy động vốn mới cho công ty nặng nợ này bất thành.

Ngày 5/9, Hanjin cho biết sẽ xin bảo hộ phá sản ở hơn 40 quốc gia nhằm ngăn không để các chủ nợ bắt tàu. Xin bảo hộ phá sản là cách làm “bất đắc dĩ” nhằm giúp một công ty có thể tái cơ cấu nợ và tránh bị chủ nợ giữ tài sản trừ nợ.

Theo tin từ Bloomberg, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok ngày 5/9 nói Hanjin sẽ cố gắng đưa tàu vào các cảng biển ở Singapore, Hamburg và Busan là những nơi mà tàu của hãng này có nhiều khả năng được tiếp nhận hơn. Hiện đang có 79 tàu của Hanjin, trong đó có 61 tàu container, bị gián đoạn hoạt động do bị các cảng từ chối.

Một khi đã vào được cảng, các container hàng hóa của khách hàng thuê Hanjin vận chuyển sẽ được dỡ xuống, sau đó vận chuyển bằng tàu của hãng khác hoặc bằng đường bộ để đến nơi giao hàng.

Hanjin chiếm 2,9% thị phần ngành vận tải biển toàn cầu, nhưng vụ phá sản của hãng này đã gây ra nhiều xáo trộn lớn trong thương mại toàn cầu bởi diễn ra vào đúng mùa cao điểm của vận chuyển hàng hóa. Trong vòng 5 năm qua, có tới 4 năm Hanjin làm ăn thua lỗ.

Sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngành vận tải biển. Cạnh tranh gay gắt và cước phí vận tải giảm đã khiến Hanjin mắc nợ 5,4 tỷ USD trước khi các chủ nợ từ chối cấp thêm vốn cho hãng.

Diệp Vũ

vneconomy

Các tin tức khác

>   Vàng bạc đồng loạt tăng giá khi kỳ vọng nâng lãi suất vào tháng 9 giảm sút (06/09/2016)

>   Dầu nhảy vọt khi Ả-rập Xê-út và Nga đồng ý hợp tác (06/09/2016)

>   “Công ty Nhật có thể tháo chạy khỏi Anh vì Brexit” (05/09/2016)

>   Không chỉ các công ty kiểm toán ở VN, Big 4 cũng không thể ngăn chặn gian lận (05/09/2016)

>   Các ngân hàng châu Âu cần gì vào thời điểm này? (05/09/2016)

>   Lehman Brothers - Nhìn lại chặng đường 8 năm sau vụ phá sản lịch sử (04/09/2016)

>   Từ phá sản thành giám đốc doanh nghiệp triệu đô (03/09/2016)

>   Vì sao London sẽ không mất “ngôi vương” trong ngành tài chính? (03/09/2016)

>   Châu Á là điểm sáng dẫn dắt đà phục hồi của các nền kinh tế mới nổi (03/09/2016)

>   Nga và Nhật Bản thúc đẩy một loạt dự án kinh tế năng lượng (03/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật