Thứ Hai, 05/09/2016 10:14

Các ngân hàng châu Âu cần gì vào thời điểm này?

“Nên đẩy mạnh cuộc cải cách ngân hàng châu Âu bằng một hệ thống ngân hàng liên quan đến tất cả các nước trong khu vực và thực hiện thêm nhiều thương vụ sáp nhập xuyên biên giới trong Liên minh châu Âu (EU)”, Lorenzo Bini Smaghi, Chủ tịch Ngân hàng Société Générale của Pháp, nhận định trên CNBC.

 

Bini Smaghi là thành viên hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong suốt giai đoạn cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ tháng 6/2005 đến tháng 11/2011. Tại diễn đàn Ambrosetti, ở Ý, ông nói với CNBC: “Chúng ta cần có một hệ thống ngân hàng châu Âu”.

Các ngân hàng Ý đã trở thành tâm điểm chú ý trong năm nay do những lo ngại về khả năng thanh toán nợ của họ. Banca Monte dei Paschi di Siena (BMPS), ngân hàng Ý lâu đời nhất thế giới, đã nhận được gói giải cứu 5 tỷ Euro (5.6 tỷ USD) hồi tháng 7, sau nhiều tháng lo lắng về các khoản nợ xấu của ngân hàng này, khiến cổ phiếu của họ lao dốc.

Ngành ngân hàng Ý đang bị kẹt trong vòng luẩn quẩn hết sức tồi tệ với nền kinh tế nước này. Các ngân hàng không thể cho vay để “tiếp liệu” cho nền kinh tế, nền kinh tế trở nên tệ hơn và khả năng các ngân hàng thu hồi được chút gì từ nguồn nợ xấu của họ lại càng thu hẹp.

Hiện tại, BMPS vẫn phải huy động vốn để bảo đảm cho cuộc giải cứu trên. Tuy nhiên, điều này thậm chí có thể khó khăn hơn sau khi CEO Fabrizio Viola và cựu Chủ tịch Alessandro Profumo bị các công tố viên Ý điều tra về tội thao túng thị trường hồi tháng trước.

Gianmaria Gros-Pietro, Chủ tịch của Intesa Sanpaolo, một trong những ngân hàng lớn nhất của Ý, cho CNBC biết: “Giờ đây mỗi ngân hàng đều phải rất thận trọng”.

Nói thêm về cuộc giải cứu, ông bày tỏ: “Chúng tôi không bảo vệ các ngân hàng yếu hơn, chúng tôi bảo vệ con người”.

Một yếu tố phức tạp khác là tỷ lệ người bình thường tham gia đầu tư vào các ngân hàng Ý khá cao, khiến cho một cuộc giải cứu theo các điều khoản của EU, mà theo đó nhà đầu tư là những người chịu thiệt trước tiên, trở nên phức tạp hơn.

Bini Smaghi cho rằng nước Ý không thể yêu cầu Quỹ Bình ổn châu Âu (ESM) trợ giúp các ngân hàng.

“Bạn chỉ nhận được số tiền công này khi không có sẵn nguồn tiền khác. Đó không phải là trường hợp ở Ý vào thời điểm này”, ông nói.

“Vấn đề quan trọng nhất không chỉ là nhìn vào khả năng thanh toán nợ mà còn là khả năng sinh lợi nhuận. Liệu những ngân hàng này có thể thu hút được nguồn vốn tư nhân trong tương lai?” ông nói thêm.

Cùng với những nhà lãnh đạo trong ngành ngân hàng châu Âu khác, ông cũng yêu cầu Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel (sẽ nhóm họp 2 lần trong tháng này) làm rõ chuyện gì sẽ xảy ra liên quan tới các quy định vốn trên toàn cầu khi bước vào giai đoạn cải cách khủng hoảng hậu tín dụng tiếp theo./.

Các tin tức khác

>   Lehman Brothers - Nhìn lại chặng đường 8 năm sau vụ phá sản lịch sử (04/09/2016)

>   Từ phá sản thành giám đốc doanh nghiệp triệu đô (03/09/2016)

>   Vì sao London sẽ không mất “ngôi vương” trong ngành tài chính? (03/09/2016)

>   Châu Á là điểm sáng dẫn dắt đà phục hồi của các nền kinh tế mới nổi (03/09/2016)

>   Nga và Nhật Bản thúc đẩy một loạt dự án kinh tế năng lượng (03/09/2016)

>   Vàng quay đầu tăng khi khả năng Fed nâng lãi suất suy giảm (03/09/2016)

>   Dầu chứng kiến tuần sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 7 (03/09/2016)

>   Mỹ quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga (02/09/2016)

>   IMF cảnh báo nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào "bẫy tăng trưởng thấp" (02/09/2016)

>   Nước Anh trước nguy cơ mất nguồn lao động EU do Brexit (02/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật