Thứ Sáu, 19/08/2016 15:23

Vốn vay “ODA” mà không phải là ODA

Có rất nhiều điều không rõ ràng trong đề xuất vay 300 triệu đô la Mỹ (khoảng 7.000 tỉ đồng) mà Bộ Giao thông Vận tải gọi là vốn “ODA” cho dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn mà bài viết này sẽ làm rõ.

Gang thép Thái Nguyên. Ảnh: Tuệ Doanh

Nguồn vốn chính phủ Trung Quốc cho nước ngoài vay không phải là ODA

Năm 1972, ODA được khởi nguồn từ sáng kiến của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) để tài trợ cho các nước đang phát triển. Để được xem là ODA, khoản cho vay phải có ít nhất 25% là viện trợ không hoàn lại. Việc Trung Quốc công bố sách trắng vào các năm 2011 và 2014, có tên là “Hỗ trợ ra nước ngoài của Trung Quốc” - CFA (China’s foreign aid) có gọi là ODA?

Định nghĩa CFA trong sách trắng rất không rõ ràng, chỉ nêu vài điểm chung chung, như để hỗ trợ các nước xóa đói giảm nghèo hoặc “đôi bên cùng có lợi”. Trung Quốc chưa bao giờ khẳng định liệu CFA có tính chất “hỗ trợ phát triển” giống với ODA. CFA có ba loại là viện trợ không hoàn lại, cho vay phi lãi suất và cho vay ưu đãi. OECD chưa bao giờ xem CFA giống như ODA.

Lý do đơn giản là CFA, do kèm theo quá nhiều điều kiện ràng buộc, nên không thỏa mãn chuẩn phải có trên 25% viện trợ không hoàn lại. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank - 1998), nguồn vốn ODA nào mà kèm theo các điều kiện ràng buộc sẽ bị giảm giá trị khoảng 25%. Một số nhà kinh tế gọi việc so sánh CFA và ODA cũng giống như so sánh giữa cam và táo. Ngoài ra, còn nhiều “đặc thù Trung Hoa” khiến CFA chưa bao giờ được xem là ODA. Phần nhiều do những bí ẩn trong cấu trúc và tính thiếu minh bạch của CFA.

Những đáng ngờ, bất ổn và khó lường của CFA

Khảo sát toàn cầu của BBC năm 2012 về ảnh hưởng của CFA cho thấy chỉ có vài quốc gia châu Phi là có cảm nhận tích cực còn hầu hết ở Mỹ, châu Âu, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc đều có thái độ tiêu cực.

Mặc dù Trung Quốc đã hai lần công bố sách trắng nhưng các nghiên cứu về CFA trên thế giới không nhiều do không ai tìm thấy thông tin nào đáng giá.

Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng với các đại sứ ở nước ngoài chịu trách nhiệm phối hợp và quản lý trực tiếp CFA nhưng Bộ Chính trị nước này mới là nơi có quyết định cuối cùng về CFA. Một số nghiên cứu ước tính có khoảng 33 tổ chức có liên quan đến cấu trúc CFA (trong đó có các doanh nghiệp nhà nước lớn). Cấu trúc của họ tuy có rườm rà, bí hiểm nhưng cũng rất chặt chẽ. Khó cho quốc gia nào mà năng lực quản lý lơ mơ lại có thể ngồi ngang hàng với họ trong các đàm phán tiếp nhận CFA sao cho ít bị thiệt hại nhất.

Năm 1994, Trung Quốc lập ra Ngân hàng EXIM như là công cụ chính để thực hiện các chiến lược CFA. Chính xác thì EXIM là một “ngân hàng chính trị” quan trọng bậc nhất, chứ không thuần túy như ngân hàng chính sách theo cách hiểu lầm phổ biến của nhiều người. Các hoạt động cho vay của EXIM ra nước ngoài vì vậy chưa bao giờ được gọi là ODA, do có yếu tố chính trị thay vì yếu tố hỗ trợ phát triển như ODA. Các nghiệp vụ mà EXIM cho chính phủ nước ngoài vay được gọi là tín dụng cho người “mua xuất khẩu”. Nhiều nghiên cứu cho thấy nước tiếp nhận CFA bắt buộc phải mua ít nhất 50% hàng hóa, dịch vụ từ các công ty nội địa Trung Quốc. Trong báo cáo năm 2009, thậm chí EXIM khẳng định các nghiệp vụ tín dụng này không phải là “hỗ trợ chính thức” cấp nhà nước.

Lãi suất EXIM huy động theo thị trường trong khi cấp tín dụng cho các dự án CFA lại theo lãi suất ưu đãi khoảng 2-3%/năm. Phần chênh lệch này sẽ được Bộ Tài chính cấp bù. Với quy mô CFA toàn cầu đến năm 2011 lên đến 189 tỉ đô la Mỹ (chỉ riêng 2013 đã gần 17 tỉ đô la) thì rất khó để Bộ Tài chính cấp bù hoặc giải ngân kịp thời cho các dự án. Gần đây còn có các rủi ro khác như tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, chênh lệch giàu nghèo và làn sóng phản đối của người dân trong nước ngày càng tăng lên do chính phủ đầu tư ra bên ngoài quá nhiều mà bỏ quên gần 85 triệu người dân sống dưới mức nghèo khổ trong nước. Điều này khiến cho việc giải ngân CFA luôn chậm trễ và bất ổn khó lường. Đây là bất trắc quá lớn cho các nước tiếp nhận CFA.

Xem thêm tại đây

Trần Ngọc Thơ

tbktsg

Các tin tức khác

>   Số liệu tăng trưởng GDP có vấn đề? (19/08/2016)

>   PTT Vương Đình Huệ: “Không biết tin vào số nào để điều hành vĩ mô” (17/08/2016)

>   Tiền đang ở đâu? (15/08/2016)

>   Chính sách tiền tệ, “đánh chuột” và “ngáo ộp” lạm phát (13/08/2016)

>   Mục tiêu giảm lãi suất cho vay xuống 5% và 70% NHTM thực hiện Basel II vào 2020 (12/08/2016)

>   Lạm phát sẽ đánh bật mục tiêu của Chính phủ? (10/08/2016)

>   Hơn 92% số tiền tham nhũng không thu hồi được (10/08/2016)

>   Giảm áp nợ công, bắt đầu từ khung pháp lý (08/08/2016)

>   Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016 (07/08/2016)

>   Economist: Việt Nam, “con hổ” châu Á tiếp theo (05/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật