Thứ Sáu, 12/08/2016 16:11

Mục tiêu giảm lãi suất cho vay xuống 5% và 70% NHTM thực hiện Basel II vào 2020

Theo dự thảo Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu cho đến 2020 là lãi suất cho vay giảm xuống khoảng 5% và đảm bảo 70% số ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện đầy đủ Basel II.

Cụ thể, mục tiêu chung đến 2020 là hoàn tất cơ bản tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, giảm mạnh rủi ro hệ thống và tăng cường độ rộng và hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính. Tiếp tục cắt giảm tỷ lệ nợ xấu một cách bền vững và cắt giảm đáng kể số NHTM yếu kém; kéo lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nước đang phát triển là khoảng 5%; đảm bảo 70% số ngân hàng thương mại thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020; nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường gồm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Đến năm 2020, duy trì ổn định lạm phát và neo kỳ vọng lạm phát ở mức 5%/năm; giảm thâm hụt NSNN xuống 3.5-4% GDP; giảm nợ công xuống mức dưới 62% GDP; củng cố dự trữ ngoại hối lên khoảng 5 tháng nhập khẩu.

Đối với thoái vốn nhà nước, theo lộ trình 2016 - 2020 sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước trong phần lớn doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đồng thời, giảm bớt các ngành nghề được quy định nhà nước cần nắm giữ đa số cổ phần. Đến năm 2020, sẽ thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề nhà nước cần nắm giữ số cổ phần trên 50%.

Về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2015, đã sắp xếp được 558 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 478 doanh nghiệp, đạt 93% kế hoạch; sắp xếp theo các hình thức khác 80 doanh nghiệp. Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tiến hành chậm, thiếu thực chất, giá trị vốn nhà nước thu về từ tái cơ cấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp nên chưa đạt mục tiêu phân bổ lại nguồn lực của kinh tế nhà nước nói riêng, của nền kinh tế nói chung. Trong các năm 2013 – 2014, tốc độ cổ phần hóa này có tăng lên, nhưng số doanh nghiệp có từ 50% vốn Nhà nước trở lên hầu như không giảm đáng kể. Cụ thể, tính lũy kế từ năm 2012 đến tháng 10/2015 cả nước thoái được 16,450 tỷ đồng, thu về 22,870 tỷ đồng (bao gồm cả thoái vốn đầu tư ngoài ngành), chỉ tương đương 2% tổng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN trong cùng thời kỳ. Một số doanh nghiệp về thực chất chỉ là chuyển đổi hình thức từ DNNN sang công ty cổ phần khi tỷ lệ bán cổ phần ra cho tư nhân chỉ rất nhỏ; hoặc không có các nhà đầu tư chiến lược đủ mạnh để thay đổi cơ chế quản trị doanh nghiệp; hoặc các đối tác mua cổ phần lại là những DNNN, tức là xét riêng là các doanh nghiệp cổ phẩn nhưng xét chung trong hệ thống sở hữu chéo nhau giữa các doanh nghiệp này thì cả nhóm lại là DNNN./.

Các tin tức khác

>   Việt Nam sẽ tiếp tục quản chặt dòng vốn ra nước ngoài (12/08/2016)

>   Giá vàng nằm quanh ngưỡng 36.6 triệu đồng/lượng, tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng (12/08/2016)

>   Ngân hàng MBB tăng vốn điều lệ lên gần 16,312 tỷ đồng (12/08/2016)

>   Nợ xấu: Mua dễ, bán khó do thiếu hành lang pháp lý (11/08/2016)

>   Làm rõ việc giao dịch nghìn tỉ không chứng từ tại VNCB (11/08/2016)

>   Đại án 9.000 tỉ đồng: Phạm Công Danh 'đối đầu' luật sư Tân Hiệp Phát (11/08/2016)

>   CTCP An Phú đã chuyển nhượng hơn 39.6 triệu cp Ngân hàng SCB (11/08/2016)

>   Nhiều ngân hàng tăng trong khi MBB giảm lãi suất huy động (11/08/2016)

>   Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tăng lên 620,000 đồng/lượng (11/08/2016)

>   Ngân hàng Chính sách Xã hội lý giải điều kiện vay vốn nhà ở xã hội (11/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật