Thứ Năm, 11/08/2016 14:39

CTCP An Phú đã chuyển nhượng hơn 39.6 triệu cp Ngân hàng SCB

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của CTCP An Phú (AnPhu), Công ty đã chuyển nhượng hơn 39.6 triệu cp Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), tương đương giá trị đầu tư gần 397 tỷ đồng.

CTCP An Phú sẽ chuyển nhượng phần vốn góp tại Ngân hàng SCB?

Cụ thể, tại thời điểm 30/06/2016, An Phú không còn ghi nhận khoản đầu tư gần 397 tỷ vào Ngân hàng SCB. Tổng giá trị đầu tư góp vốn vào đơn vị khác của Công ty giảm gần một nửa xuống chỉ còn 459.5 tỷ đồng.

Các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác của An Phú

Đồng thời, phần vốn góp này đã được chuyển nhượng cho ông Ngô Văn Khánh với khoản phải thu từ việc chuyển nhượng SCB ghi nhận là 396.8 tỷ đồng, nâng khoản phải thu ngắn hạn khác của Công ty tăng vọt lên 456 tỷ đồng, trong khi thời điểm đầu năm con số này chỉ xấp xỉ 54 tỷ đồng.

Khoản mục phải thu ngắn hạn khác

Liên quan đến SCB, theo thông tin tại ĐHĐCĐ thường niên 2016, đây là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước (SBV) cho phép tìm kiếm đối tác nước ngoài nắm sở hữu 50%. Cũng tại Đại hội, cổ đông đã thông qua việc từ nhiệm của ông Võ Thành Hùng khỏi chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT SCB kể từ ngày 25/04/2016 vì lý do sức khỏe. Ông Hùng cũng đã từ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc An Phú kể từ ngày 14/04 và 15/03/2016.

Theo báo cáo quản trị nửa đầu năm 2015, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Minh Hiệp (bà Võ Thị Thanh Phương - con gái ông Hùng đồng thời là Chủ tịch HĐTV) sở hữu 49% vốn An Phú. Riêng ông Hùng đã bán toàn bộ gần 10 triệu cp An Phú (8.21% vốn) vào ngày 16/02/2016.

* ĐHĐCĐ SCB: Nóng thù lao HĐQT, được bán 50% vốn cho nước ngoài

Về kết quả hoạt động kinh doanh, nửa đầu năm, doanh thu thuần của Công ty ghi nhận 87 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng lên gần 72 tỷ đồng, gấp 8 lần đã kéo lợi nhuận gộp chỉ tăng 23%, đạt 15 tỷ đồng.

Hoạt động tài chính mang về cho An Phú doanh thu hơn 9 tỷ đồng, tăng 32%. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng mạnh gần 3 lần lên 7 tỷ đồng; chi phí bán hàng cũng tăng 5 lần lên 2.7 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3 lần lên 8 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của Công ty ghi nhận hơn 7.6 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước.

Tài liệu đính kèm: bao cao tai chinh 06 thang dau nam 2016 (trang den).pdf

Các tin tức khác

>   Báo cáo tài chính quý 2 năm 2016 (11/08/2016)

>   Bức tranh ngành bất động sản nửa đầu năm qua các đại gia nghìn tỷ (11/08/2016)

>   EVE: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2016 (11/08/2016)

>   CTI: BCTC quý 2 năm 2016 (11/08/2016)

>   CTI: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2016 (11/08/2016)

>   CIG: BCTC Quý 01.2016 (11/08/2016)

>   VHL: Báo cáo tài chính bán niên năm 2016 (11/08/2016)

>   DPS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2016 (11/08/2016)

>   PVC: Lỗ ròng quý 2 hơn 16 tỷ đồng (11/08/2016)

>   TEG: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tại BCTC bán niên (11/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật