Thứ Tư, 10/08/2016 19:51

Venezuela nhích dần tới trưng cầu dân ý phế truất Tổng thống

Venezuela đã đưa ra lịch trình cho một cuộc trưng cầu dân ý để người dân nước này quyết định Tổng thống Nicolas Maduro có tiếp tục được nắm quyền nữa hay không, BBC đưa tin.

* Thiếu lương thực, người Venezuela bị “ép” làm nông dân

Lực lượng vệ binh quốc gia Canada đang làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự tại một khu chợ bán hàng được Chính phủ trợ giá - Ảnh: Reuters/BI.

Tuy nhiên, phe đối lập của nước này đã phản ứng giận dữ khi được biết phải đến cuối tháng 10 họ mới được phép thu thập thêm chữ ký của cử tri nhằm khởi động cuộc trưng cầu dân ý nói trên. Thủ lĩnh đối lập Henrique Capriles tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tuần hành lớn để phản đối ông Maduro vào tháng 9.

Nếu trưng cầu dân ý diễn ra trong năm nay và ông Maduro bị phế truất, thì Venezuela sẽ tổ chức bầu cử tổng thống, đồng nghĩa với phe đối lập có cơ hội lên nắm quyền.

Tuy nhiên, nếu trưng cầu dân ý diễn ra vào năm sau, thì dù ông Maduro bị phế truất, Đảng Xã hội chủ nghĩa của ông vẫn tiếp tục cầm quyền. Trong trường hợp đó, Phó tổng thống sẽ lên nắm quyền thay Tổng thống bị phế truất.

Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela (CNE) Tibisay Lucena, tuyên bố đến cuối tháng 10 phe đối lập sẽ được phép bắt đầu thu thập chữ ký của 20% cử tri trên toàn quốc, tức khoảng 4 triệu người. Đây là số chữ ký cần thiết để khởi động một cuộc trưng cầu dân ý bãi nhiệm Tổng thống.

Nếu phe đối lập thu thập đủ số chữ ký này, CNE sẽ có 1 tháng để xác thực các chữ ký. Tiếp đó, CNE có 3 tháng để lên lịch cho cuộc trưng cầu dân ý.

Giới chuyên gia nói rằng quy trình “dài dòng” này khiến cuộc trưng cầu dân ý khó có thể được tổ chức sớm như mong muốn của phe đối lập.

CNE đã bị phe đối lập cáo buộc cố tình kéo dài các thủ tục cho cuộc trưng cầu dân ý phế truất ông Maduro, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của quy trình này. Trong giai đoạn thứ nhất, phe đối lập phải thu thập được chữ ký của 1% cử tri và họ đã vượt qua được.

Venezuela hiện đang chìm trong một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng mà phe đối lập đổ lỗi cho Tổng thống Maduro gây ra. Trong khi đó, ông Maduro nói khủng hoảng kinh tế và nỗ lực lật đổ ông là một sự thông đồng với chủ nghĩa tư bản.

Ông Maduro đã đặt ra nhiều thách thức pháp lý đối với quy trình tiến tới cuộc trưng cầu dân ý, đồng thời đã thề rằng sẽ không có một cuộc trưng cầu dân ý nào được tổ chức trong năm nay./.

vneconomy

Các tin tức khác

>   Trộm khoét nóc xe lửa lấy đi 750.000 USD ở Ấn Độ (10/08/2016)

>   Chỉ đầu tư trong nước không thì cũng giống như “đùa với lửa”? (10/08/2016)

>   Apple bị điều tra thao túng giá iPhone tại Nga (10/08/2016)

>   Đâu là thị trường “hot” nhất của các startup? (09/08/2016)

>   Thái Lan giành lại vị trí quán quân thế giới về xuất khẩu gạo (09/08/2016)

>   Ông Trump và bà Clinton có đối thủ mới (09/08/2016)

>   Nga tuyên bố qua giai đoạn suy thoái và trở lại đà tăng trưởng (09/08/2016)

>   Airbus bị điều tra gian lận, hối lộ và tham nhũng (08/08/2016)

>   Công nhân may mặc có nguy cơ thất nghiệp vì robot (08/08/2016)

>   Đăng cai Olympic 2016 trở thành gánh nặng tài chính với Brazil (07/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật