Thứ Hai, 22/08/2016 20:00

Rủi ro trước ngày lên sàn của Myanmar Citizens Bank

Trong tài liệu công bố trước niêm yết, Myanmar Citizens Bank (MCB), ngân hàng Myanmar đầu tiên sẽ niêm yết trên Sở GDCK Yangon (YSX) vào ngày 26/08, cho biết rủi ro chính đối với mô hình kinh doanh của ngân hàng này là sự phụ thuộc vào Bộ Thương mại Myanmar (MOC), theo The Myanmar Times.

 

Theo trình bày của MCB trong tài liệu nộp lên YSX hôm 12/08, dù tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại MCB của MOC - cơ quan thành lập MCB vào năm 1992 - đã giảm còn khoảng 10% nhưng MCB vẫn hưởng nhiều lợi thế thương mại to lớn từ MOC nhờ mối quan hệ trên. Theo MCB, khả năng MOC bán đi số cổ phần nắm giữ sẽ là một trong số các mối nguy chính mà ngân hàng này có thể phải đối mặt.

Được biết, MOC thành lập MCB nhằm mục đích chính là xử lý các giao dịch ngoại hối để đáp ứng nhu cầu của các công ty xuất khẩu và cơ quan này vẫn nắm giữ đa số cổ phần tại MCB tính đến năm 2012. Bên cạnh mối nguy từ việc MOC bán cổ phần, sự ảnh hưởng của Bộ này đến MCB – ít nhất là trên giấy tờ – cũng giảm đi. Đến nay, MOC đã nắm giữ một lượng cổ phiếu tách biệt với 90% số cổ phiếu do công chúng nắm giữ.

Ngoài ra, MCB cho biết giữa MCB và MOC cũng có một thỏa thuận thương mại, qua đó cho phép MCB thu phí cấp phép xuất nhập khẩu từ các giao dịch thay cho MOC.

Theo đó, MCB đã hợp tác với MOC thiết lập hệ thống thanh toán điện tử nhằm cho phép các công ty xuất nhập khẩu có tài khoản tại MCB thanh toán phí cấp phép cho MOC trực tuyến hoặc thanh toán trực tiếp tại một chi nhánh của MCB thay vì phải đến MOC để thanh toán.

Tuy nhiên, theo trình bày trong tài liệu, giữa MCB và MOC lại không hề có bất cứ thỏa thuận bằng văn bản nào, thậm chí là thỏa thuận trên hợp đồng về việc MCB được thu phí cấp phép. Bên cạnh đó, MOC cũng đang xem xét cho phép nhiều mặt hàng được nhập khẩu miễn giấy phép.

Dù vậy, theo MCB, do phí dịch vụ cấp phép MCB được phép thu chiếm không đến 1% tổng thu nhập của ngân hàng này, nên bất cứ thay đổi nào lên quan đến điều kiện cấp phép sẽ không tác động đáng kể đến MCB.

Tài liệu cho biết thêm, thỏa thuận thương mại trên tạo điều kiện cho MCB nhanh chóng mở rộng phạm vi khách hàng của mình. Và, nếu như MOC bán số cổ phần trong MCB thì các mối quan hệ kinh doanh cũng như các thỏa thuận thương mại sẽ chấm dứt, những lợi ích mà MCB có được sẽ bị tác động.

Về tình hình hoạt động kinh doanh của MCB, được biết, trong 3 năm tài chính vừa qua, lợi nhuận sau thuế của MCB đã tăng gấp đôi từ mức 2.51 tỷ kyat trong năm tài chính 2013-14 lên 5.3 tỷ kyat trong năm tài chính 2015-16. Số lượng các chi nhánh của ngân hàng này cũng tăng từ 3 chi nhánh lên 21 chi nhánh từ năm 2010 đến nay. MCB dự kiến thành lập thêm 50 chính nhánh khác trong 5 năm tới./.

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Myanmar: MCB ấn định giá niêm yết (25/08/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: Mới 2 doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính quý 2 (23/08/2016)

>   26/08, ngân hàng Myanmar đầu tiên chính thức lên sàn (20/08/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: CảngSihanoukville hoãn IPO sang năm 2017 (20/08/2016)

>   Ngân hàng sẽ phải công bố tài liệu nào khi niêm yết trên YSX? (19/08/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: Các công ty chứng khoán sẽ làm tăng thanh khoản thị trường (18/08/2016)

>   Nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép tham gia TTCK Myanmar trong năm nay (17/08/2016)

>   Chứng khoán Myanmar: Myanmar Citizens Bank hoãn kế hoạch lên sàn (15/08/2016)

>   Campuchia: Thị trường phái sinh được đặc biệt chú ý (12/08/2016)

>   Campuchia: SECC cấp phép giao dịch phái sinh (08/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật