Thứ Sáu, 12/08/2016 20:00

Campuchia: Thị trường phái sinh được đặc biệt chú ý

Không lâu sau khi chính thức cấp phép cho một số đơn vị thực hiện các giao dịch phái sinh, cơ quan quản lý thị trường vốn Campuchia hôm 10/08 đã tổ chức một diễn đàn nhằm thiết lập các quy định cũng như các giải pháp an toàn đối với việc giao dịch các công cụ tài chính vốn rủi ro này, theo Phnom Penh Post.

 

Phát biểu tại buổi diễn đàn đầu tiên về những lợi ích của giao dịch phái sinh, các thành viên ban điều hành phụ trách việc đảm bảo an toàn cho thị trường này cho biết hiện đã có đầy đủ các quy định nhằm bảo vệ nhà đầu tư.

Ông Soucheat, Phó Tổng giám đốc Ủy ban Chứng khoán Campuchia (SECC), đã nhấn mạnh đến quá trình đầy khó khăn để xây dựng các quy chế và điều kiện cho phép giao dịch phái sinh vàng, bạc và tiền tệ hợp pháp.

Ông nói: “Chúng tôi đã rất cố gắng để thiết lập các quy chế giao dịch”. Theo ông, trong khi các công cụ phái sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với giao dịch trên sàn chứng khoán, việc không công ty nào được SECC giám sát sẽ khiến nhà đầu tư có thể đối mặt với nguy cơ lỗ nặng hay chỉ kiếm được lợi nhuận ít ỏi.

Ông nói thêm, đây là thời điểm quan trọng để đưa tất cả các nhà môi giới phái sinh không được quản lý vào khung pháp lý nhằm củng cố niềm tin của giới đầu tư. Ông nói: “Chúng tôi muốn các công ty hiểu rõ và nắm vững kiến thức về giao dịch phái sinh để giảm thiểu rủi ro cũng như sự mơ hồ về thị trường này”.

Ông cho biết thêm, thông qua tổ công tác do SECC chỉ đạo, Bộ Kinh tế và Tài chính, Bộ Nội vụ và Chính phủ Campuchia đã cam kết sẽ xử phạt và chấm dứt hoạt đối với các công ty chưa được cấp phép đồng thời khuyến khích họ tiến hành thủ tục xin phép.

Liên quan đến các giải pháp an toàn trong giao dịch phái sinh, ông Vin Pheakday, Giám đốc bộ phận giám sát các công ty môi giới chứng khoán, cho biết trong khi công cụ này được xem như một bước ‘tiến hóa’ của thị trường vốn Campuchia, Chính phủ đã triển khai các biện pháp phòng vệ cần thiết để xử lý giao dịch bằng cách áp dụng phụ lục hỗ trợ tín dụng (CSA) nhằm soạn thảo những thỏa thuận về tài sản đảm bảo cho các đơn vị tham gia giao dịch phái sinh.

Ông nói: “Các công cụ phái sinh ẩn chứa rủi ro lẫn nỗi lo sợ mất tiền. Lợi nhuận có được từ các công cụ phái sinh có thể được tất toán qua một CSA”.

Được biết, hiện nay chỉ có Acleda, Canadia Bank và BIDC là các tổ tức tài chính được phép chi trả các khoản lợi nhuận từ giao dịch phái sinh. Ông cũng cho biết thêm, với mỗi tài khoản nhà đầu tư có thể giao dịch tối đa 10,000 USD mỗi ngày.

Theo quan điểm từ phía các đơn vị được cấp phép thực hiện giao dịch phái sinh, ông Lawrence Kook, Giám đốc Công ty Golden FX Link (Cambodia) Co Ltd, cho rằng nhà đầu tư cần lựa chọn những công ty giao dịch phái sinh có tiếng tăm và am hiểu về quản lý rủi ro.

Ông nói: “Không có cơ chế quản lý rủi ro đúng đắn, nhà đầu tư có thể bị mắc bẫy. Tại các thị trường không được quản lý, chúng ta đã chứng kiến việc các công ty từng ‘ném’ tiền của nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư phải chịu lỗ khi các nhà môi giới chỉ nhắm đến mục đích kiếm nhiều hoa hồng mà thôi”.

Ông lý giải, thông qua việc vận hành của các ngân hàng trong nước, nhà đầu tư có thể kiểm soát tài khoản của họ tốt hơn.

Giám đốc điều hành Jeff Wilkins của Công ty quản lý rủi ro Think Liquidity cũng cho rằng SECC cần hiểu rõ về quản lý rủi ro và đảm bảo các công ty môi giới thực hiện báo cáo đều đặn về các giao dịch mà họ thực hiện./.

Các tin tức khác

>   Campuchia: SECC cấp phép giao dịch phái sinh (08/08/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: PAS vẫn đang chuẩn bị niêm yết (30/07/2016)

>   Các SME Campuchia muốn được lên sàn để huy động thêm vốn (27/07/2016)

>   Thị trường chứng khoán Myanmar có đang đi đúng hướng? (22/07/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: Lợi nhuận quý 1 của PPWSA lao dốc 65% (04/07/2016)

>   UBCK Myanmar lại cảnh cáo về hành vi bán cổ phiếu trái phép (14/07/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: Biến động tỷ giá khiến lợi nhuận PPWSA lao dốc (05/07/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: Lãi ròng quý 1 của PPAP tăng 26% (02/07/2016)

>   Một công ty Thái đã chi gần 4 triệu USD để mua 5.2% cổ phần của Đặc khu Kinh tế Phnom Penh (01/07/2016)

>   Chứng khoán Myanmar: Vì sao MAPCO thận trọng với kế hoạch lên sàn? (21/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật