Thứ Ba, 02/08/2016 15:15

Hacker dạy được gì cho Trader?

Hacker luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhiều tổ chức. Tuy nhiên, các hacker sở hữu một số “đức tính” mà các trader nên học hỏi để cải thiện hoạt động giao dịch, đầu tư của mình.

Phong độ chỉ là nhất thời, Đẳng cấp cũng là tạm thời, Tiền bạc mới là... mãi mãi

Trên một số diễn đàn về đầu tư người ta vẫn hay “chế biến”, chỉnh sửa lại câu nói nổi tiếng của Sir Alex Ferguson như thế (câu gốc như sau “Phong độ là nhất thời, Đẳng cấp là mãi mãi”). Điều này phần nào cho thấy để đánh giá sự thành công của một trader trên thị trường chứng khoán thì bằng cấp, phương pháp, kinh nghiệm… đôi khi chẳng mấy quan trọng, vấn đề cuối cùng vẫn là anh ta kiếm được bao nhiêu tiền!

Nhìn chung khi nhắc đến hacker thì ấn tượng chung của xã hội là không mấy tốt đẹp. Tuy nhiên, trong một thế giới “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều” việc học hỏi cả từ người tốt lẫn kẻ xấu để giúp phòng tránh các tai nạn đáng tiếc và tự bảo vệ mình được coi là khá hợp lý. Qua đó, các trader có thể thành công hơn và kiếm được nhiều tiền hơn.

Hacker là ai?

Hacker là từ dùng để chỉ những người có thể lập trình, chỉnh sửa phần mềm. Họ hiểu rõ hoạt động của hệ thống máy tính, mạng internet và dùng kiến thức đó với nhiều mục đích tốt xấu khác nhau.

Hacker tay mơ, nhỏ lẻ thì hack vào game, điện thoại…; cao cấp hơn thì đánh sập hoặc chiếm quyền kiểm soát các hệ thống lớn của sân bay, ngân hàng, doanh nghiệp… Hacker thường được chia ra thành Black Hat và White Hat.

Hacker mũ trắng (White Hat) là những người có hành động thâm nhập và thay đổi hệ thống của họ được xem là tốt. Có thể kể ra vài ví dụ như những nhà bảo mật, chuyên viên mạng máy tính… Hacker mũ đen (Black Hat) là từ dùng để chỉ những người thâm nhập mạng, hệ thống với mục đích phá hoại, ăn cắp…

Các đặc điểm điển hình của Hacker mà Trader cần chú ý

Âm thầm hành động, bí mật bất ngờ. Việc trao đổi với người khác quá nhiều cũng có thể khiến cho bạn mất đi lợi thế của mình. George Soros, một huyền thoại ở Wall Street, đã từng khuyên rằng: “Trong đầu tư, hãy im lặng mà làm”

Mặt khác, khi trao đổi với người khác quá nhiều các trader còn có nguy cơ gặp phải tình trạng bị “khuyên đểu” “phím hàng bậy” từ những nhà đầu tư kém đạo đức khác. Ví dụ như ai đó đang muốn “ra hàng” với số lượng lớn cổ phiếu nào thì sẽ có khuynh hướng khuyên người khác mua cổ phiếu đó.

Nghĩ theo một cách khác. Đây có thể là sáng tạo hoặc chỉ đơn giản là mở ra một phương thức mới trong hành động. Trong thị trường chứng khoán luôn có chỗ cho những suy nghĩ đột phá, mới mẻ.

Một số nhà đầu tư đã nghĩ ra cách dùng Linear Regression để săn lùng những cổ phiếu có khả năng sinh lợi cao và độ rủi ro thấp để đầu tư. Linear Regression không phải là khái niệm mới nhưng cách sử dụng nó có thể coi là khá thú vị.

Phương pháp này không hẳn là hoàn chỉnh và ổn định nhưng ít nhất thì nó cũng sinh lợi với khá nhiều cổ phiếu như ASM, NLG, CTG, VNM, VIC, SHA… Ví dụ bên dưới của mã CTG minh họa cho ý tưởng này. Sự đi lên liên tục của đường Linear Regression cho thấy khả năng thua lỗ dài hạn khi bắt đáy CTG trong trường hợp cổ phiếu này chạm vùng hỗ trợ mạnh là khá thấp.

Cần phải sửa sai liên tục. Tại trụ sở của Facebook ở California, câu “Hoàn thành tốt hơn hoàn hảo” (“Done is better than perfect”) được vẽ trên nhiều bức tường. Mark Zuckerberg cho rằng khẩu hiệu này giống như cách làm việc của hacker ("The Hacker Way"): “Thay vì tốn thời gian để tranh luận về tính khả thi của một ý tưởng mới, các hacker thường tạo ra một phiên bản thử nghiệm trước rồi xem nó hoạt động hiệu quả đến đâu”. Nghĩa là bạn phải sửa sai liên tục trong thực tế. Thời thế thay đổi, xã hội vận động liên tục nên mọi thứ sẽ biến đổi rất nhanh.

Nhà đầu tư cần phải bắt chước đức tính này. Cứ ngoan cố, "trung thành" với cổ phiếu ngay cả khi nó có sự cố (công ty công bố khoản lỗ, lãnh đạo bị bắt…) thì lúc bị lỗ đừng hỏi "tại sao nước biển lại mặn".

Việc cắt lỗ, bỏ chạy là cần thiết khi khủng hoảng hoặc tin xấu xuất hiện. Trong trường hợp này thì quyết định mua vào khi giá test ngưỡng hỗ trợ và quyết định cắt lỗ khi ngưỡng hỗ trợ bị thủng đều được coi là quyết định hợp lý. Xin nhắc lại là trên thực tế bạn chỉ có thể ra “quyết định hợp lý” chứ khó có thể ra “quyết định đúng hoàn toàn” nhé. Bởi vì đơn giản chúng ta không thể biết trước được tương lai, chỉ có thể dựa vào nghiên cứu dữ liệu quá khứ để đưa ra lựa chọn tốt nhất mà thôi./.

Các tin tức khác

>   Đánh chứng có cần quá thông minh? (29/07/2016)

>   Các cổ phiếu nên nằm trong danh mục của bạn (29/07/2016)

>   Thị giá dưới mệnh giá, phát hành thêm bằng mệnh giá: Có hay không điều chỉnh giá tham chiếu? (25/07/2016)

>   Đám đông trên thị trường chứng khoán (22/07/2016)

>   Chúng ta học được gì từ Joker? (20/07/2016)

>   Những cổ phiếu làm thay đổi cuộc đời bạn: AAA lên voi, KSA xuống… (14/07/2016)

>   Buồn vui săn cổ phiếu có tin cổ tức cp khủng (14/07/2016)

>   Nhà đầu tư có “trắng tay” với KSA và KHB? (08/07/2016)

>   Đầu tư theo phong cách Siêu anh hùng (07/07/2016)

>   Tại sao nhà đầu tư nên xem phim kinh dị? (02/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật