Xuất khẩu tôm sang Anh tăng 22%
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh 5 tháng đầu năm nay vẫn tăng 21.6% đạt trên 44 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm tháng 5/2016 đạt 6.8 triệu USD; giảm 27.7% so với tháng 5/2015. Đây là tháng đầu tiên kể từ đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này giảm so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi EU liên tục giảm nhập khẩu tôm từ Việt Nam, Anh luôn là thị trường năng động về nhập khẩu tôm từ Việt Nam trong năm 2015. Từ vị trí là thị trường lớn thứ 3 về nhập khẩu tôm Việt Nam trong khối EU năm 2014, Anh vươn lên vị trí thứ 2 từ đầu năm 2015. Bắt đầu từ tháng 8/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường dẫn đầu khối về nhập khẩu tôm từ Việt Nam.Trong khi EU liên tục giảm nhập khẩu tôm từ Việt Nam, Anh luôn là thị trường năng động về nhập khẩu tôm từ Việt Nam trong năm 2015. Từ vị trí là thị trường lớn thứ 3 về nhập khẩu tôm Việt Nam trong khối EU năm 2014, Anh vươn lên vị trí thứ 2 từ đầu năm 2015. Bắt đầu từ tháng 8/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường dẫn đầu khối về nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Tuy nhiên, tính tới tháng 5 năm nay, Anh đã phải nhường vị trí thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối EU cho Đức với giá trị tôm xuất khẩu sang Đức 5 tháng đầu năm nay đạt trên 46 triệu USD.
Sở dĩ xuất khẩu tôm sang Anh tăng là do thị trường này tăng nhu cầu nhập khẩu tôm nước ấm trong khi nguồn cung tôm nước lạnh giảm và giá cao.
Theo thống kê của Eurostat, 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm nước lạnh (Crangon crangon shrimp) vào Anh đạt 17 tấn, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2015 (85 tấn). Giá nhập khẩu trung bình 4 tháng đầu năm nay đạt 14.20 EUR/kg so với 6.64 EUR/kg của cùng kỳ năm 2015.
Trong 3 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm nước ấm (Penaeus spp) vào Anh đạt 545 tấn, tăng 146.6% so với cùng kỳ năm ngoái (221 tấn). Giá nhập khẩu trung bình đạt 9.44 EUR/tấn so với 9.25 EUR/tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường bán lẻ Anh, trong 52 tuần kết thúc vào 23/4/2016, doanh số bán tôm nước lạnh giảm 12.3% về khối lượng và 2.1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước đó. Trong giai đoạn này, do khan hiếm nguồn cung nên giá tôm nước lạnh tăng 11.5% lên 18.20 USD/kg.
Trong giai đoạn này, doanh số tôm nước ấm tăng và lần đầu tiên vượt qua doanh số tôm nước lạnh trong 3 năm trở lại đây. Tôm nước ấm tăng 15.4% về khối lượng và 9.6% về giá trị. Doanh số tôm nước ấm tăng một phần nhờ giá cả phải chăng. Giá đã giảm 4.7% đối với tôm nước ấm ướp lạnh (24.1 USD/kg) và giảm 5.9% đối với tôm nước ấm đông lạnh (17.2 USD/kg).
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), tổng nhập khẩu tôm vào Anh 4 tháng đầu năm nay đạt 264.3 triệu USD; tăng 4.3% so với cùng kỳ năm 2015. Việt Nam là nhà cung cấp lớn nhất cho Anh chiếm 15.4% tổng nhập khẩu tôm của thị trường này; Ấn Độ đứng thứ 2 với 14.2%. Trong top 8 nguồn cung tôm lớn nhất cho Anh 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh nhất 56.8%; tiếp đó là Indonesia với 34.8%. nhập khẩu từ Thái Lan giảm mạnh nhất 31.5%; tiếp đó là Canada giảm 6,7%.
Trên thị trường Anh, Việt Nam phải cạnh tranh với Ấn Độ, chủ yếu về giá. Trong vài năm gần đây, Ấn Độ đã tăng thị phần tại các thị trường thuộc EU, đặc biệt là Anh.
Hôm 23/6, Anh đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc ở lại hay ra khỏi liên minh EU. Kết quả công bố hôm 24/6 cho thấy 51.9% số người bỏ phiếu bầu muốn "Đi", còn 48.1% muốn "Ở lại". Việc người dân Anh bỏ phiếu đồng ý rời EU đã có tác động không nhỏ tới kinh tế toàn cầu.
Đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này, sự kiện này sẽ chưa ảnh hưởng trong thời gian trước mắt, vì Anh phải mất 2 năm nữa để hoàn tất các thủ tục rút lui khỏi khối. Trong khoảng thời gian này, Anh vẫn được đảm bảo các nghĩa vụ và quyền lợi trong khối như bình thường. Hơn nữa, dù Anh tách khỏi EU, thì các hệ thống tiêu chuẩn của họ vẫn tương đồng với khu vực này.
Tuy Anh là thị trường lớn nhất nhì trong khu vực EU đối với thủy sản Việt Nam, nhưng đây không phải là thị trường mang tính cửa ngõ như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ…, mà là thị trường tiêu thụ. Hầu hết các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Anh đều được bán tới tay người tiêu dùng nước này. Vì thế, dù Anh có rời EU hay không thì việc mua bán thủy sản giữa nhà nhập khẩu Anh với nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn diễn ra bình thường.
Tuy vậy, cũng có một chút lo ngại là khi Anh rời khỏi EU, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang nước này sẽ không còn được hưởng những điều kiện ưu đãi về thuế như trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU khi Hiệp định này chính thức được các thành viên EU thông qua. Sự kiện này cũng khiến đồng USD tăng giá, EUR và GBP giảm giá, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh về giá của thủy sản Việt Nam xuất sang Anh.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh trong tháng 6 dự kiến giảm nhẹ do biến động tỷ giá.
Giá trị nhập khẩu tôm vào Anh (Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)
|
Nguồn cung
|
T1-T4/2015
|
T1-T4/2016
|
Tăng, giảm (%)
|
TG
|
253,387
|
264,345
|
4.3
|
Việt Nam
|
25,888
|
40,597
|
56.8
|
Ấn Độ
|
34,037
|
37,568
|
10.4
|
Bangladesh
|
39,218
|
36,098
|
-8.0
|
Thái Lan
|
27,454
|
18,795
|
-31.5
|
Indonesia
|
18,844
|
25,394
|
34.8
|
Canada
|
29,934
|
27,943
|
-6.7
|
Đan Mạch
|
15,416
|
17,070
|
10.7
|
Ecuador
|
5,049
|
6,685
|
32.4
|
|