Tăng trưởng sẽ chịu nhiều áp lực hơn
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP sáu tháng đầu năm ước tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trước, giảm tốc đáng kể so với mức tăng trưởng 6,32% đạt được trong sáu tháng đầu năm 2015. Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,12%, khu vực dịch vụ tăng 6,35%, riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,18%, làm giảm 0,03 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung.
Giải pháp khả thi hầu như duy nhất của Việt Nam là phải tích cực cải cách, cải cách và cải cách trên mọi mặt để nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn, cạnh tranh hơn. Ảnh: THÀNH HOA
|
Tăng trưởng sáu tháng đầu năm nay tuy cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cùng kỳ các năm 2012-2014 (lần lượt là 4,93%; 4,9%; 5,22%) nhưng có dấu hiệu chững lại so với cùng kỳ năm 2015.
Sản lượng tăng chậm hoặc giảm sút
Trong chăn nuôi, trồng trọt, tình hình chung cho thấy sản xuất đều có sự tụt giảm từ vừa phải đến đáng kể trên hầu như mọi chỉ số, từ gieo cấy, thu hoạch lúa đông xuân, gieo sạ lúa hè thu, đến gieo trồng hoa màu và chăn nuôi trâu, bò. Về nguyên nhân thì có lẽ chủ yếu do nguyên nhân khách quan như thời tiết rét đậm, rét hại, sâu bệnh, đến nắng nóng, hạn hán, khô hạn và xâm nhập mặn.
Lâm nghiệp và thủy sản là hai lĩnh vực trong ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nếu xét về mặt sản lượng. Ví dụ, về lâm nghiệp, diện tích rừng trồng tập trung trong sáu tháng qua đã tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, còn sản lượng gỗ khai thác đã tăng ở mức đáng kể (10,8%) so với cùng kỳ năm 2015. Tuy vậy, điều đáng chú ý là trong khi diện tích rừng trồng tăng lên thì diện tích rừng bị cháy, bị phá cũng tăng mạnh (gấp 3 lần) so với năm 2015.
... đọc tiếp tại đây
tbktsg
|