Thứ Bảy, 16/07/2016 11:54

Brexit sẽ tạo ra cơn sốt hay “xóa sổ” các thương vụ M&A?

Theo số liệu của công ty nghiên cứu Dealogic, nửa đầu năm nay là quãng thời gian ì ạch của hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Giá trị của các thương vụ M&A được công bố trên toàn thế giới đã giảm 18% so với năm ngoái.

 

Một số thương vụ M&A tại châu Âu có thể trở thành “nạn nhân” của cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – một sự kiện được biết đến với tên gọi Brexit, CNNMoney đưa tin.

Hiện nhiều người vẫn hồ nghi liệu câu chuyện sáp nhập của Sở GDCK Luân Đôn (LSE) với sàn chứng khoán Deutsche Börse của Đức có suôn sẻ hay không – dù các cổ đông của LSE vừa mới bỏ phiếu ủng hộ thương vụ này.

Và có một số báo cáo cho rằng Bank of America có thể không thông qua kế hoạch bán đơn vị cung cấp thẻ tín dụng ở Anh của mình là MBNA.

“Brexit đã tạo ra những làn sóng ‘gây sốc’ cho cộng đồng thương thuyết”, các chuyên gia phân tích của công ty nghiên cứu Mergemarket viết.

“Các công ty đã trì hoãn việc thực hiện các thương vụ, tỏ ra thận trọng về tác động lên tỷ giá hối đoái và thắc mắc họ sẽ thật sự mua vào cái gì, cũng như không hề biết được các cuộc đàm phán tương lai sẽ ảnh hưởng ra sao đến họ”, các chuyên gia phân tích trên cho biết thêm.

Dẫu vậy, gần đây đột nhiên có nhiều vụ sáp nhập giữa những công ty đang được nhiều người chú ý với các thương hiệu nổi tiếng.

Những công ty blue chip với lượng tiền mặt rủng rỉnh (hoặc có thể là cổ phiếu hay nợ) có thể thấy rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để bắt lấy “con mồi” yếu hơn.

Hồi tháng trước, Microsoft đã hoàn tất thương vụ thâu tóm LinkedIn trị giá 26 tỷ USD chỉ trước khi kết thúc quý 2. Đó cũng là thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của nhà sản xuất hệ điều hành Windows.

Hãng phim Lionsgate thì đang mua công ty truyền hình cáp Starz. Thậm chí còn có thể có nhiều vụ sáp nhập hơn nữa trong thế giới truyền thông, công nghệ và viễn thông.

Theo JEGI, một ngân hàng đầu tư chuyên tập trung vào lĩnh vực công nghệ, những lĩnh vực trên đã có xu hướng đi xuống. Số thương vụ và giá trị của những vụ thâu tóm đó đã tăng lên trong nửa đầu năm nay.

Và “vua kẹo” Hershey giờ đây có thể bị mua lại sau khi ông chủ của Cadbury là Mondelez chủ động đưa ra lời đề nghị tiếp quản Hershey. Hershey đã từ chối, nhưng đó có thể không phải là dấu chấm hết cho thương vụ này.

Các chuyên gia cho biết nhiều vụ sáp nhập hơn có thể đang diễn ra.

“Hoạt động thâu tóm và sáp nhập (M&A) phản ánh sự tìm kiếm tăng trưởng ở các công ty trong một nền kinh tế thế giới đang vật lộn để khôi phục được mức tăng trưởng như thời hậu khủng hoảng”, Joe Quinlan, Trưởng bộ phận chiến lược và thị trường tại Ngân hàng U.S. Trust của Bank of America, phát biểu.

Và Brexit có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trì hoãn việc tăng lãi suất trong tương lai.Vì thế lãi suất không thể tăng cao hơn nhiều. Đó là tin mừng cho các công ty đang có ý định đi “mua sắm”.

“Lãi suất thấp đã tiếp thêm nhiên liệu cho các vụ M&A”, Susanne Alexandor, Phó Chủ tịch của Cougar Global Investments, cho biết. “Nó là một điều không mong đợi của môi trường lãi suất thấp hơn và lâu hơn này, và điều đó có thể sẽ tiếp tục”.

Thật vậy, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Bộ Tài chính Mỹ đã chạm mức thấp kỷ lục vào hôm 05/07 vừa qua. Mặc dù đã có một số dự báo u ám về sức khỏe của nến kinh tế Mỹ, nhưng giới đầu tư trên toàn cầu đang giống như những fan hâm mộ tại Olympics 1980 đang hát vang câu "Nước Mỹ! Nước Mỹ!"

Michael Arone, Chiến lược gia đầu tư trưởng tại State Street Global Advisors, đồng ý rằng nhiều công ty giờ đây nhận thấy dễ phát triển việc kinh doanh và lợi nhuận của họ thông qua các công ty sáp nhập hơn – đặc biệt là vì các thương vụ cung cấp tài chính không tốn kém lắm.

“Với mức lãi suất thấp thì việc cung cấp tài chính bằng cách vay nợ trở nên rẻ. Thế thì tại sao lại không vay?”, ông nói.

Dĩ nhiên, điều chưa thể biết được là liệu Brexit có khiến các công ty bên ngoài Anh và châu Âu xem lại là họ có muốn chi nhiều tiền cho những vụ sáp nhập hay không.

Phố Wall dường như đang cho thấy những doanh nghiệp lớn của Mỹ không thể cảm nhận được nhiều nỗi đau giống như thế từ Brexit, ít nhất là đến thời điểm này.

Nhưng có thể có một tác động lớn hơn từ Brexit lên những công ty lớn của Mỹ hơn giới đầu tư nghĩ không?

Có lẽ chúng ta phải chờ xem báo cáo lợi nhuận quý 2 của Walgreens như thế nào vì đây là “sản phẩm” sáp nhập giữa một công ty Mỹ và một công ty châu Âu vào năm 2014 và hiện được xem là “khổng lồ” ở Anh.

Gần 20% các cửa hiệu của Walgreen hiện đang ở Anh. Gần 10% thu nhập của công ty này là từ Anh và 11% là từ châu Âu.

Pepsi cũng có một doanh số đáng kể từ Anh: 3%. Đây là thị trường lớn thứ 5 của công ty này./.

Các tin tức khác

>   Các ngân hàng châu Âu tại Anh cần bổ sung 30-40 tỷ euro tiền vốn (16/07/2016)

>   IMF xem xét nối lại các gói cứu trợ kinh tế cho Ukraine (15/07/2016)

>   Đồng bảng Anh hướng tới tuần tăng giá mạnh nhất trong 7 năm qua (15/07/2016)

>   Kinh tế Hy Lạp vẫn khó khăn sau ba gói cứu trợ quốc tế (15/07/2016)

>   Mỹ phản đối trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc (15/07/2016)

>   Bà Theresa May có thể cứu nước Anh thoát khỏi khủng hoảng bằng cách nào? (15/07/2016)

>   Vàng sụt giảm sau quyết định của BoE (15/07/2016)

>   Dầu tăng hơn 2% khi đồng USD suy yếu nhưng áp lực vẫn còn (15/07/2016)

>   Sốc với quyết định lãi suất của NHTW Anh (14/07/2016)

>   Điều gì sẽ giúp ngành ngân hàng châu Âu lấy lại được vị thế? (14/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật