Thứ Năm, 14/07/2016 11:42

Điều gì sẽ giúp ngành ngân hàng châu Âu lấy lại được vị thế?

8 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, các gói giải cứu các ngân hàng lại đang được đem ra thảo luận ở châu Âu. Lãi suất thấp (và thậm chí là âm), gánh nặng tài sản xấu, chi phí pháp lý cao, sự cạnh tranh từ các “đối thủ” kĩ thuật số mới, tất cả những điều đó đang làm cho giá cổ phiếu rớt thảm, còn giới quản lý thì đau đầu. Thêm vào đó, quyết định ra đi khỏi Liên minh châu Âu (EU) của Anh đã làm xói mòn thêm lòng tin vào ngành ngân hàng ở châu lục này.

Trong tuần này, chỉ số các cổ phiếu ngân hàng châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Với khả năng sẽ có thêm một cuộc khủng hoảng nữa cùng với sự bất ổn chính trị đang lan khắp châu lục, những thương vụ ngân hàng xuyên biên giới có lẽ chưa bao giờ là không thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng sẽ không giúp giải quyết được vấn đề.

Ở hầu hết mọi ngành nghề khác, sự kết hợp của các yếu tố tăng trưởng trì trệ, những vụ định giá thấp và nhu cầu cần được củng cố sẽ dẫn đến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A). Dẫu vậy, trong ngành tài chính, những vụ kết hợp giữa các ngân hàng “thảm họa” và các đợt giải cứu những công ty “quá lớn để có thể sụp đổ” là điều khá mới mẻ trong suy nghĩ của các nhà điều hành.

Trong 6 năm qua, số thương vụ liên quan đến những ngân hàng Bắc Mỹ và Tây Âu là ít hơn phân nửa so với 6 năm trước đó. Tuy nhiên, những dấu hiệu của sự củng cố ngành tài chính đang bắt đầu xuất hiện ở những nơi như Abu Dhabi, Trung Quốc và Bắc Mỹ.

Dựa trên các cuộc thảo luận với hơn 12 nhà cố vấn trong lĩnh vực sáp nhập, cũng như các chuyên gia phân tích và đầu tư, dưới đây là một số thương vụ “trong mơ” có thể giúp giải quyết được vấn đề - nếu như chúng… được phép xảy ra.

Barclays mua Deutsche Bank

CEO Jes Staley của Barclays đã nói về sự cần thiết phải có một nhà vô địch châu Âu trong ngành này để ngăn sự thống trị của người Mỹ, và đây là thương vụ sẽ cung cấp điều đó: sự kết hợp này sẽ giúp cho họ qua mặt JPMorgan Chase & Co. trở thành công ty giao dịch lớn nhất thế giới. Nó cũng sẽ giúp Barclays có được một vị trí vững chắc hơn trong châu Âu sau khi Brexit hoàn tất. Về phần Deutsche Bank, đây là lối đi mà họ có thể chọn để duy trì vị thế ngân hàng đầu tư và trading của mình.

Santander mua Deutsche Bank

Santander hiện đang có mảng bán lẻ mạnh mà Deutsche Bank tìm kiếm, trong khi thương vụ này sẽ cung cấp cho ngân hàng Tây Ban Nha một cơ hội được mua với giá thấp để đặt chân vào các doanh nghiệp mới.

“Một vụ thôn tính cũng sẽ giúp cho Santander có được một vị trí lớn hơn trong lĩnh vực quản lý tài sản mà hiện tại họ chưa có được. Còn những gì mà Deutsche Bank cần là trở thành một phần của một ngân hàng có phạm vi kinh doanh tốt, giúp cân bằng lĩnh vực ngân hàng đầu tư”, Chris Wheeler, chuyên gia phân tích ngân hàng tại Atlantic Equities, nói.

JPMorgan mua Standard Chartered

Với giá trị vốn hóa thị trường dưới 25 tỷ USD, Standard Chartered là dễ “nuốt” đối với JPMorgan. Giới ngân hàng cho rằng JPMorgan có thể thành công trong việc thâu tóm một công ty hoạt động rộng rãi ở châu Á, Trung Đông và châu Phi. Năm ngoái, CEO Jamie Dimon của JPMorgan cho biết ngân hàng ông muốn có mặt ở nhiều nước châu Phi hơn để thúc đẩy tăng trưởng, ngay cả khi Ghana và Kenya từ chối cấp phép cho ngân hàng này hoạt động.

ICBC mua Standard Chartered

Người trong nghề cho rằng khả năng các ngân hàng Trung Quốc tham gia thương vụ này là rất cao vì họ đang muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình bên ngoài quốc gia và theo đuổi những tham vọng có tính toàn cầu hơn. Nhiều khả năng nhất trong số này là ICBC, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, vì họ đang cho thấy “sự thèm khát” lớn hơn các ngân hàng khác, trong đó có việc mua lại phần kiểm soát ở Standard Bank Plc hồi năm ngoái.

Societe Generale mua UniCredit

Dù vẫn có lợi nhuận trong những năm gần đây nhưng doanh thu của SocGen đã bị trì trệ giữa bối cảnh kinh tế châu Âu đang chậm lại. Ngân hàng này có thể tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách đặt cược vào sự phục hồi của UniCredit và sự có mặt của ngân hàng Ý này ở các thị trường Đông Âu. Thương vụ này có thể kết hợp sự hiện diện sâu rộng của UniCredit trong ngành tài chính doanh nghiệp ở Đức và Ý với mảng trading khá mạnh của SocGen.

Wells Fargo mua Credit Suisse

Các chuyên gia ngân hàng cho rằng bằng cách mua lại Credit Suisse Group AG, Wells Fargo có thể tiếp cận mảng quản lý tài sản và một đơn vị ngân hàng đầu tư của ngân hàng Thụy Sĩ này. Trước đây, hai ngân hàng này cũng từng hợp tác với nhau khi Wells Fargo đã tuyển thêm khoảng 100 cố vấn tài sản người Mỹ hồi đầu năm nay.

Giấc mơ liệu có dang dở?

Một số chuyên gia cho rằng những ngân hàng lớn hiện có nhiều thứ phải cải tổ ngay từ bên trong đến nỗi họ không nên tính đến chuyện bên ngoài. Có người còn cho biết họ tỏ ra sợ hãi khi nghĩ về chuyện các ngân hàng lớn nhất phải thực hiện các vụ chuyển đổi một lần nữa.

Điều đó cũng không có gì khó hiểu vì vào năm 2007 thế giới đã từng chứng kiến một vụ mua lại lớn nhất trong ngành ngân hàng. Khi đó, Ngân hàng Hoàng gia Scotland (Royal Bank of Scotland Group Plc) đã trả đến 72 tỷ euro (80 tỷ USD) cho ABN Amro Holding NV, để rồi chỉ một năm sau, thế giới được dịp chứng kiến tiếp một vụ giải cứu lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.

Đình đám không kém là thương vụ thôn tính tập đoàn tài chính Countrywide của Bank of America Corp vào năm 2008 với giá ban đầu được đưa ra là 2.5 tỷ USD. Tuy nhiên, sau hàng loạt vụ tranh chấp pháp lý và điều tra, vụ việc cuối cùng cũng chấm dứt với chi phí lên đến... 70 tỷ USD.

Phải chăng đó là lý do để Mark Williams, giảng viên tại đại học Boston và là cựu giám sát viên ngành ngân hàng tại Cục Dự trữ Liên bang (Fed), quả quyết: “Hãy cho tôi thấy một vụ sáp nhập thành công trong ngành ngân hàng, tôi sẽ cho bạn thấy... 20 vụ sáp nhập thất bại khác”?./.

Các tin tức khác

>   Đức lần đầu phát hành trái phiếu với mức lãi suất âm (14/07/2016)

>   BoE cắt giảm lãi suất giúp tăng cường niềm tin của giới đầu tư (14/07/2016)

>   Bạc tái lập đỉnh 2 năm khi vàng quay đầu tăng giá sau 4 phiên trượt dài (14/07/2016)

>   Dầu trượt dốc hơn 4% sau báo cáo của EIA (14/07/2016)

>   Brexit được xem là dấu hiệu mở đường cho "Thế kỷ châu Á" (13/07/2016)

>   Phải chăng đây là dấu hiệu xấu cho nền kinh tế toàn cầu? (13/07/2016)

>   IMF: Brexit không tác động nhiều đến tăng trưởng kinh tế Mỹ (13/07/2016)

>   Quốc hội Anh sẽ bàn về tổ chức lại trưng cầu  (13/07/2016)

>   Bà Theresa May - "Angela Merkel" của nước Anh (13/07/2016)

>   Tổng thống Venezuela Maduro tố cáo Citibank "cấm vận tài chính" (13/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật