“Rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh là cơ hội chưa từng có”
Các bộ, ngành đang được yêu cầu rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, “nâng cấp”- đưa các điều kiện kinh doanh còn lại đang được quy định trong các thông tư vào các nghị định từ ngày 1-7-2016 cho phù hợp với Luật Đầu tư năm 2014. Chính phủ sẽ họp chuyên đề riêng về chuyện này vào hôm nay 23-6. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao đổi với TBKTSG về các vấn đề liên quan.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: LÊ TIÊN
|
Thưa ông, ông bình luận như thế nào về cơ hội cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh nhân đợt rà soát các điều kiện kinh doanh hiện nay?
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đợt rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh lần này là cơ hội chưa từng có để chúng ta tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh (sao cho) thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, an toàn và thân thiện đối với tất cả người dân và doanh nghiệp.
Chúng ta đang chuyển mạnh từ tư duy tiền kiểm sang hậu kiểm, quản lý dựa trên phân tích, đánh giá rủi ro.
|
Đây là cơ hội để đánh giá lại quan hệ Nhà nước và thị trường để xem Nhà nước cần phải làm gì, cần quản lý cái gì và như thế nào. Những gì Nhà nước không cần quản lý thì phải bỏ đi hoặc đưa về hậu kiểm. Nhà nước không đưa ra các điều kiện kinh doanh hạn chế người dân gia nhập thị trường; thay vào đó, Nhà nước cần đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn để giám sát. Chúng ta đang chuyển mạnh từ tư duy tiền kiểm sang hậu kiểm, quản lý dựa trên phân tích, đánh giá rủi ro.
Đây cũng là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh chúng ta đã và sẽ gia nhập hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Việc hiện thực hóa các cơ hội và vượt qua thách thức từ các hiệp định này phụ thuộc phần lớn vào cải cách thể chế ở trong nước.
Nhưng có thực tế là nhiều bộ, ngành đã và đang nâng cấp một cách “cơ học” các điều kiện kinh doanh trong các thông tư lên cấp nghị định, thưa ông?
- Một trong những mục tiêu quan trọng của đợt rà soát là hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh bằng việc bãi bỏ những điều kiện không cần thiết, không hợp lý và sửa đổi những nội dung không rõ ràng, thiếu cụ thể; đảm bảo các điều kiện kinh doanh rõ ràng, cụ thể và tiên liệu được; đồng thời, không tạo nên gánh nặng chi phí hành chính quá mức đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đáng tiếc là theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên thực tế có không ít dự thảo nghị định chưa được soạn thảo phù hợp với mục tiêu và yêu cầu nêu trên, mà chỉ đơn giản là sự tập hợp, nâng cấp một cách cơ học điều kiện kinh doanh đã được quy định tại thông tư.
... đọc tiếp tại đây
tbktsg
|