Thứ Tư, 22/06/2016 21:50

Sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng trong giai đoạn hiện nay, việc sớm hoàn thành các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu cấp thiết, mang tính quyết định đến việc phát triển các ngành sản xuất then chốt của nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với một số bộ, ngành để xem xét các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Sáng 22/6 tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã làm việc với một số bộ, ngành để tìm hiểu thực trạng, đồng thời xem xét các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Tham dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam.

Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu và phụ tùng để cung cấp cho sản phẩm hoàn chỉnh.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp hỗ trợ quyết định giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoàn chỉnh, đặc biệt là vấn đề làm chủ công nghệ và năng lực tay nghề của người lao động.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng trong giai đoạn hiện nay, việc sớm hoàn thành các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu cấp thiết, mang tính quyết định đến việc phát triển các ngành sản xuất then chốt của nền kinh tế.

Thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã được ưu tiên đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, mới chỉ một số lĩnh vực đáp ứng được yêu cầu.

Cụ thể trong lĩnh vực sản xuất ô tô, mặc dù được đánh giá là thị trường rất tiềm năng, nhưng cho đến nay theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn chưa đạt tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản. Dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.

Ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô đã hình thành, nhưng còn yếu kém, chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa... Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.

Xác định tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp phụ trợ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, sẽ tập trung hỗ trợ và ưu đãi 6 ngành ưu tiên phát triển: Dệt-may, da-giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao. Các chính sách sẽ ưu tiên hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ, phát triển thị trường.

Nhiều chính sách ưu đãi thuế cũng đã được áp dụng để khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Chẳng hạn, nếu thuộc đối tượng ưu đãi, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm (Luật Đầu tư 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp). Nhà nước cũng miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn được hưởng nhiều ưu đãi khác như miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất; được vay với lãi suất ưu đãi…

Tuy nhiên, những chính sách hiện hành hiện vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, do đó chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Tại cuộc họp, các bộ, ngành đã đưa ra một số giải pháp, cơ chế, chính sách trước mắt và lâu dài để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Xuân Tuyến

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Phá đường dây cá độ bóng đá 3.000 tỉ trên internet (22/06/2016)

>   Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công (22/06/2016)

>   Thị trường FMCG đang lấy lại đà tăng trưởng ở thành thị (22/06/2016)

>   Thuế chống bán phá giá cá tra hiện nay sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của US CIT (22/06/2016)

>   Cần Thơ phát hiện cơ sở sản xuất phân bón không phép   (22/06/2016)

>   Thay đổi để thích nghi (22/06/2016)

>   Công ty của con giám đốc sở làm giả hồ sơ (22/06/2016)

>   DN Việt Nam khó kiện chống bán phá giá vì thiếu liên kết (22/06/2016)

>   Gỡ “nút thắt” nào để hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp? (22/06/2016)

>   Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án tàu điện ngầm số 2 (21/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật