Thứ Sáu, 17/06/2016 17:48

Chủ tịch Petrovietnam yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tại Campuchia

Sáng ngày 15/06, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Nguyễn Quốc Khánh và đoàn đã tới thăm và làm việc với Văn phòng Đại diện Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tại Campuchia.

* Rosneft và PetroVietnam tăng cường hợp tác dầu khí

Tại buổi làm việc, Giám đốc các dự án nước ngoài của PVEP Cù Minh Hoàng đã báo cáo về tình hình hoạt động trong thời gian qua và những dự kiến sắp tới, đồng thời nêu lên một số đề xuất.

Theo Ông Cù Minh Hoàng cho biết, Campuchia đang được kỳ vọng là có tiềm năng về dầu mỏ, do các quốc gia Đông Nam Á láng giềng có chung thềm lục địa cũng đã khai thác được tài nguyên này.

Cho đến nay, Campuchia được xác định là có 8 bể trầm tích, chia thành 19 lô trên bờ (được ký hiệu từ I-XIX) và 6 lô khu vực ngoài khơi (được ký hiệu từ A-F).

Ngân hàng Thế giới ước tính trữ lượng dầu khí tại Campuchia hiện tại khoảng 2 tỷ thùng dầu và 10,000 tỷ mét khối khí, còn Cơ quan Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) ước khoảng 700 triệu thùng dầu.

Tuy vậy, cho đến nay, Campuchia vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới có nguồn dầu mỏ và khí đốt vẫn chưa được khai thác và hiện tại, đang phải nhập khẩu toàn bộ dầu mỏ và khí đốt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Về tình hình hoạt động của PVFD tại Campuchia, ông Hoàng cho biết, hợp đồng đánh dấu sự hợp tác đầu tiên của Việt Nam và Campuchia trong lĩnh vực Dầu khí là Hợp đồng Dầu khí lô XV Vùng hồ Tonle Sap, được ký kết ngày 12/11/2009 tại Phnom Penh, Campuchia giữa Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và Cơ quan Quản lý Dầu khí Quốc gia Campuchia (CNPA).

Tuy nhiên, việc tiến hành khoan thăm dò tại đây là vô cùng khó khăn bởi địa hình phức tạp và ô nhiễm bom mìn rất nặng. Do ảnh hưởng của giá dầu và một số nguyên nhân khách quan khác, nên đến nay vẫn chưa khoan thăm dò được.

Bên cạnh đó, tại buổi làm việc,Tổng giám đốc CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) Bùi Minh Tiến  cũng đã báo cáo về hoạt động kinh doanh tại Campuchia. Hiện nay, mỗi năm, PVCFC xuất sang Campuchia hơn 40 ngàn tấn sản phẩm đạm Cà Mau (Urê hạt đục) theo đường chính ngạch. Còn số lượng đi theo đường tiểu ngạch, ước tính phải trên 50 ngàn tấn. Theo kế hoạch, PVCFC sẽ phấn đấu nâng xuất khẩu Urê hạt đục lên 100 ngàn tấn/ năm và để làm được việc này, cần mở văn phòng đại diện tại Campuchia, trước mắt, sẽ được PVEP tạo điều kiện cho mượn trụ sở.

Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Chủ tịch HĐTV Nguyễn Quốc Khánh đã yêu cầu PVEP phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và PVCFC xây dựng kế hoạch chiến lược để phát triển nhanh, mạnh và vững chắc tại Campuchia. Đồng chí cũng yêu cầu PV OIL phải hết sức chú ý đến hiệu quả của Dự án pha chế xăng dầu từ Condensate. Nếu thấy chưa an toàn về tài chính, tính hiệu quả chưa được khẳng định lâu dài thì chưa được làm./.

Các tin tức khác

>   TKV kêu gọi vốn đầu tư vào nhà máy nhiệt điện tỷ đô Quỳnh Lập 1 (17/06/2016)

>   Nghị sĩ Đài Loan hối thúc điều tra Formosa và cá chết ở VN (17/06/2016)

>   Bộ Y tế thực hiện thanh tra tại công ty Coca-Cola Việt Nam (17/06/2016)

>   Hơn 800 máy chủ tại Việt Nam bị rao bán quyền truy cập (17/06/2016)

>   Nhà máy SX giấy công suất khủng tại ĐBSCL: DN thủy sản hoang mang, kiến nghị khẩn cấp tới Chính phủ (17/06/2016)

>   Taxi “bị liệt” vào diện hạn chế xe cá nhân tại TP.HCM (17/06/2016)

>   TPHCM yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước nghiêm túc xử lý nợ (17/06/2016)

>   'Giam' 16.000 tỉ đồng, doanh nghiệp lấy tiền đâu làm ăn? (17/06/2016)

>   Tạm dừng khai thác ti tan ở Bình Thuận do vỡ bờ moong hồ chứa nước (17/06/2016)

>   Ụ nổi 83M tai tiếng của Vinalines đã có chủ mới (17/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật