Thứ Tư, 04/05/2016 10:07

Xuất khẩu tôm khởi sắc trong quý 1/2016

Sau một năm XK ảm đạm, XK tôm Việt Nam bước sang quý 1/2016 đã khởi sắc với giá trị XK đạt 619,2 triệu USD; tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2015. XK trong từng tháng của quý I đều tăng trưởng dương so với các tháng cùng kỳ năm 2015.

 

Giá tôm thế giới có xu hướng nhích lên do thị trường tiền tệ bớt biến động (yên tăng giá; USD, EUR và đồng tiền của các nguồn cung cạnh tranh với Việt Nam ổn định hơn). Giá tôm nguyên liệu trong nước cũng đã cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu từ các thị trường chính tăng hơn nhờ cung-cầu tại các thị trường này ổn định hơn cùng với lượng tồn kho giảm. Các DN XK tôm Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá giảm trong POR9. Nguồn cung nguyên liệu từ các nước sản xuất chính như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador giảm do dịch bệnh và thời tiết xấu cũng là lợi thế cho các nhà sản xuất và XK tôm Việt Nam.

Trong quý đầu năm 2016, diện tích và sản lượng tôm chân trắng giảm kéo theo tỷ trọng XK tôm chân trắng giảm trong tổng cơ cấu XK tôm Việt Nam. Tỷ trọng tôm biển cũng giảm trong khi tỷ trọng tôm sú tăng. Nhu cầu tôm sú từ các thị trường thế giới đã tốt hơn nhờ có giá cạnh tranh hơn.

Tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,2% (từ 59,2% của QI/2015), tôm sú đứng thứ hai với 34,5% (từ 31% trong QI/2015) và tôm biển xếp thứ ba với 8,3% (từ 9,7% của cùng kỳ năm ngoái). Đối với các sản phẩm tôm chân trắng XK, tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (mã HS03) là sản phẩm được XK nhiều nhất với trên 190 triệu USD; chiếm 30,7% tổng XK tôm. Tôm sú sống/tươi/đông lạnh (mã HS03) đứng thứ hai với doanh số trên 180 triệu USD; chiếm 29%.

Trong 3 tháng đầu năm nay, XK các sản phẩm tôm chân trắng tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, XK các sản phẩm tôm sú tăng 19,9% trong khi XK các sản phẩm tôm biển khác giảm 7,6%. Đối với từng sản phẩm cụ thể chia theo mã HS, XK tôm sú chế biến khác (mã HS 16) tăng mạnh nhất 36,1%, tiếp đó tôm loại khác khô (mã HS 03) tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2015. XK tôm loại khác chế biến đóng hộp (mã HS 16) giảm mạnh nhất 76,9%, tuy nhiên giá trị không nhiều chỉ với 581 nghìn USD.

Quý 1/2016, tôm Việt Nam được XK sang 64 thị trường, giảm so với 67 thị trường của cùng kỳ năm ngoái.

Top 10 thị trường chính gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sỹ, chiếm trên 94% tổng giá trị XK tôm. XK tôm sang khối các thị trường chính đồng loạt tăng so với cùng kỳ năm ngoái trong đó XK sang Mỹ tăng mạnh nhất 30,6%; tiếp đó Trung Quốc tăng 24,3%, EU tăng 2,9% và Nhật Bản tăng nhẹ 0,7%. XK sang các thị trường có doanh số thấp hơn đều giảm: Hàn Quốc (-8%), Canada (-13,5%), Australia (-5,1%), ASEAN (-9,7%), Đài Loan (-29,9%), Thụy Sỹ (-18,5%)…

Trong số các thị trường đơn lẻ, XK sang Anh và Bỉ ghi nhận mức tăng trưởng tốt lần lượt là 49,4% và 47,1%. Đáng chú ý là thị trường Anh - thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối EU - nhu cầu vẫn cao đối với tôm nước ấm do nguồn cung tôm nước lạnh trên thị trường này giảm trong khi giá lại cao.

Trong quý 1/2016, Mỹ vẫn là thị trường NK tôm số 1 của Việt Nam với tỷ trọng giá trị XK sang thị trường này trong cơ cấu thị trường NK tôm của Việt Nam tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2015. EU đứng ở vị trí thứ hai với tỷ trọng giảm 0,9%. Nhật Bản đứng thứ ba với tỷ trọng giảm 1,2%.

Tỷ trọng XK tôm sang Trung Quốc tăng 2,1%. Đây được coi là thị trường châu Á tiềm năng được các DN chú ý và đẩy mạnh XK trong năm nay. Tỷ trọng XK sang Hàn Quốc giảm 1,3%.

Giá tôm XK tăng khoảng 4-5%. Tồn kho giảm khiến nhu cầu NK tôm từ các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản nhích lên. Bên cạnh đó; giá USD, EUR ổn định khuyến khích các nhà NK tại các thị trường này NK nhiều hơn. Đồng yên mạnh hơn khiến giá tôm NK vào thị trường này giảm, thúc đẩy lực mua tôm của các nhà NK. XK sang Trung Quốc tăng được coi là sự chuyển hướng của các DN XK tôm trong bối cảnh XK sang các thị trường truyền thống gặp khó khăn. Trong khi nhu cầu NK tôm để chế biến và XK của Trung Quốc tăng do Chính phủ nước này khuyến khích NK tôm nguyên liệu để bù đắp sản lượng tôm trong nước đang sụt giảm.

Trong quý quý 2/2016, XK sang Nga và Trung Quốc dự kiến tăng do được đánh giá là một trong những thị trường trọng điểm trong thời gian tới. XK sang Mỹ và EU dự kiến tăng do tồn kho giảm, cung -  cầu và giá tôm đã ổn định trở lại.

Dự báo, quý 2/2016, giá trị XK tôm đạt 788 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo XK tôm cả năm 2016 sẽ đạt 3,3 tỷ USD, tăng 12% so với 2015.

vasep

Các tin tức khác

>   Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo trong quý đầu năm (29/04/2016)

>   Thị trường xuất khẩu gạo 2016 tiếp tục diễn biến khó lường (29/04/2016)

>   TPHCM đề phòng sốt giá gạo do El Nino (29/04/2016)

>   Tôm hùm sẽ thu về hơn 3.000 tỉ đồng mỗi năm (28/04/2016)

>   Ấn Độ: Giá tôm dự kiến tăng (27/04/2016)

>   "Nhiều nhà máy chế biến hải sản Việt Nam tốt hơn một số nước châu Âu" (27/04/2016)

>   Lo cây trái mất năng suất vì nắng hạn (27/04/2016)

>   Thái Lan công bố sẽ bán toàn bộ gạo dự trữ trong vòng 2 tháng tới (26/04/2016)

>   Muốn xuất khẩu gạo phải lập công ty tại… Singapore (26/04/2016)

>   Nông sản VN liên tục gặp khó khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ (25/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật