Thứ Hai, 25/04/2016 21:33

Nông sản VN liên tục gặp khó khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường thương mại nông sản lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc, song thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam, dù đã làm đủ thủ tục theo yêu cầu của Hoa Kỳ, nhưng vẫn chưa thể sang được thị trường này.

Hội đàm giữa Bộ trưởng Nông nghiệp hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Ảnh: Thùy Dung

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Cao Đức Phát, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas J.Vilsack ngày 25-4, cho biết Hoa Kỳ hiện là thị trường thương mại nông sản lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc, song việc xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ còn gặp nhiều khó khăn.

Theo Bộ NNPTNT, hiện nay, quy trình cấp phép cho trái cây Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ rất phức tạp, tốn kém và kéo dài. Đến nay, sau nhiều cố gắng, mới chỉ có bốn loại trái cây của Việt Nam là thanh long, chôm chôm, nhãn, và vải được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, nhưng chi phí đáp ứng các điều kiện quá cao nên thực tế hiệu quả kinh tế còn thấp. Riêng chi phí trả cho chuyên gia Hoa Kỳ sang kiểm tra, chiếu xạ khoảng 500.000 đô la Mỹ/năm.

Mặt khác, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ áp đặt mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) = 0 đối với một số loại thuốc chưa đăng ký thiết lập mức MRL tại Mỹ, mặc dù thuốc đó được sử dụng ở nhiều nước khác. Điều này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, nông sản Việt Nam còn phải tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của riêng từng tiểu bang.

Bên cạnh đó, mặt hàng tôm và cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ những năm qua không được đối xử công bằng và liên tục trải qua các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ đầu năm 2000 đến nay, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ thương mại giữa hai nước cũng như việc làm và thu nhập của hàng triệu nông dân và doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, Luật Nông trại Hoa Kỳ 2014 đã được ký ban hành vẫn duy trì chương trình giám sát cá da trơn và chuyển trách nhiệm giám sát cá da trơn từ FDA sang USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).

Theo Bộ NNPTNT, đối với xuất khẩu trái cây sang Hoa Kỳ, Việt Nam đã phối hợp với Hoa Kỳ thực hiện tốt việc giám sát chiếu xạ và kiểm tra tại gốc từ năm 2008, do vậy, Bộ trưởng Phát đề nghị phía Hoa Kỳ chuyển giao việc giám sát hoạt động chiếu xạ cho cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

Đối với xoài và vú sữa, Bộ NNPTNT đề nghị Hoa Kỳ sớm cấp phép nhập khẩu hai mặt hàng này cho Việt Nam vì các mặt hàng này đã thực hiện đầy đủ các thủ tục yêu cầu từ phía Hoa Kỳ nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin phản hồi.

Đối với xuất khẩu cá tra và ba sa, Việt Nam đề nghị kéo dài thời gian chuyển đổi vì điều kiện sản xuất và trình độ phát triển có sự khác biệt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nên việc thực hiện bộ quy định theo Luật Nông trại 2014 với thời gian chuyển đổi 18 tháng là rất khó với Việt Nam, có thể gây gián đoạn thương mại cá tra, ba sa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, Hoa Kỳ là thị trường thương mại nông sản lớn thứ hai của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 5,69 tỉ đô la Mỹ và nhập khẩu 1,4 tỉ đô la Mỹ các mặt hàng nông nghiệp.

Giá trị nông lâm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 3 năm qua đều tăng với tốc độ trên dưới 20%/năm, trong đó gỗ, các sản phẩm từ gỗ và thủy hải sản là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Hoa Kỳ các mặt hàng hoa quả ôn đới, các sản phẩm thực phẩm và nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm như khoai tây, đậu nành, bắp, lúa mì. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cũng tăng liên tục trong 3 năm với mức tăng bình quân 10%/năm.

Thùy Dung

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm bất thường (25/04/2016)

>   Thái Lan giảm mạnh diện tích trồng lúa vụ Hè Thu 2016 (24/04/2016)

>   Phát triển nóng cây cao su, người dân thua thiệt (23/04/2016)

>   Cá biển chết từ Hà Tĩnh đến Huế: kiểm tra Formosa (23/04/2016)

>   Cà phê trong cơn đại hạn (21/04/2016)

>   220.000ha lúa bị ảnh hưởng hạn, mặn (20/04/2016)

>   Hà Nội: Chuyển Xí nghiệp Dịch vụ nông nghiệp thành CTCP (19/04/2016)

>   Trung Quốc giảm mua, giá lúa gạo nội địa đi xuống (18/04/2016)

>   Đặt cọc nửa tháng mới mua được lúa (18/04/2016)

>   Xuất khẩu gạo trong quý II/2016 dự kiến giảm (15/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật