Thứ Ba, 10/05/2016 15:35

Việt Nam đầu tư thêm 4.6 đồng để thêm 1 đồng sản lượng, Campuchia chỉ cần... 3.2 đồng

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR về mức trung bình chỉ số ICOR của một số quốc gia Châu Á trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, chỉ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn này đang tương đương với Malaysia, nhưng vẫn còn cao hơn so với Myanmar, Philippines và đặc biệt là nước láng giềng Campuchia.

* VEPR: Tăng trưởng kinh tế năm 2015 có dấu hiệu bị “thổi phồng”?

Sáng ngày 10/05/2016, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR đã tổ chức buổi hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2016 với chủ đề "Thiết lập nền tảng mới cho tăng trưởng". Trong số những nội dung của bản báo cáo được công bố, chỉ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 được đánh giá là một trong số những tín hiệu tích cực về đầu tư.

Theo khái niệm được Tổng Cục Thống kê đưa ra, hệ số ICOR là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế, phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước (GDP). Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một trong những cơ sở để rà soát và sửa đổi mục tiêu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả về chất lượng sử dụng vốn đầu tư .

Theo tính toán của nhóm tác giả thực hiện báo cáo, chỉ số ICOR của Việt Nam đã giảm đi đáng kể trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, trong đó hệ số này tại thời điểm năm 2015 chỉ còn hơn 3.5, tương đương với việc bỏ ra thêm 3.5 đồng đầu tư để thu về thêm 1 đồng sản lượng.

Tuy vậy, so sánh với các nước trong khu vực, chỉ số ICOR của Việt Nam tính trung bình trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015 chỉ tương đương với Malaysia, cao hơn Myanmar, Philippines và đặc biệt là cao hơn so với Campuchia. Nếu theo số liệu này, trung bình trong giai đoạn 5 năm từ 2011 - 2015, Việt Nam cần đầu tư thêm 4.57 đồng để thu về thêm 1 đồng sản lượng thì Campuchia chỉ cần đầu tư 3.21 đồng, thấp hơn gần 30%.

Về các thành tựu khác trong cùng giai đoạn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam đạt 5.9%, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu Quốc hội đưa ra (2011), tuy nhiên tương đối cao so với mức trung của các nước đang phát triển và mới nổi. Thặng dư tài khoản vãng lai lần đầu tiên so với 3 giai đoạn liền trước đạt mức trung bình 3.25% GDP/năm.

Chính sách tiền tệ đã có phần ổn định hơn so với giai đoạn liền trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như tốc độ tăng cung tiền đã giảm mạnh so với 15 năm trước đó. Trong khi đó, lạm phát cả giai đoạn cũng đã giảm xuống ở mức 8.13%/năm.

Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, chính sách tài khóa của nước ta gặp khá nhiều khó khăn, bất cập trong giai đoạn này. Bội chi ngân sách trung bình cả giai đoạn ước tính tăng mạnh lên 5.95% GDP, cơ cấu thu chi thường xuyên cũng tăng rất nhanh thêm 14.55% so với giai đoạn trước. Đáng chu ý là nợ ròng của Chính Phủ vẫn tăng đều đặn và liên tục từ 26.8% năm 2000 lên 61.22% GDP vào cuối năm 2015.

Đối với cơ cấu đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015, đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đạt trên 40%, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đó (20.8% cho giai đoạn 2005 - 2010 theo ước tính của nhóm tác giả), trong bối cảnh các yếu tố vốn và lao động có sự suy giảm nhẹ.

Tuy nhiên, đóng góp của TFP giảm nhẹ trong năm 2015, dấu hiệu của chu kỳ suy giảm năng suất.

Các tin tức khác

>   VEPR: Tăng trưởng kinh tế năm 2015 có dấu hiệu bị “thổi phồng”? (10/05/2016)

>   Thủ tướng: “Chính sách sẽ dễ tiên lượng” (10/05/2016)

>   Lạm phát sẽ vẫn trong tầm kiểm soát (09/05/2016)

>   Quy hoạch để huy động nguồn lực hay vì đô thị cạnh tranh? (06/05/2016)

>   HSBC: FDI giúp phục hồi tăng trưởng xuất khẩu hơn 10%, lãi suất OMO sẽ không đổi (05/05/2016)

>   Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp là đối tượng phục vụ (05/05/2016)

>   IMF: Việt Nam sẽ nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á (05/05/2016)

>   “Việt Nam nên sớm thực hiện kiểm toán chiến lược” (05/05/2016)

>   “Mục tiêu 6,7% GDP năm nay có thể không đạt” (04/05/2016)

>   Chính phủ họp phiên thường kỳ đầu tiên sau kiện toàn (04/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật