Thứ Ba, 10/05/2016 14:06

VEPR: Tăng trưởng kinh tế năm 2015 có dấu hiệu bị “thổi phồng”?

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – VEPR cho biết, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, chỉ số GDP kinh tế Việt Nam của năm 2015 có thể là hơi lạc quan, theo một nghĩa nào đó có thể con số trong báo cáo đã bị "thổi phồng" so với thực tế.

Theo báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – VEPR, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một năm 2015 nhiều thử thách với những biến động lớn của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trong nước đạt mức cao trong năm 2015 nhờ động lực từ khu vực sản xuất công nghiệp. GDP tı́nh theo giá so sánh năm 2010 đạt mức 6.68%, cao nhất trong giai đoạn kể từ năm 2008. Khu vực công nghiêp tăng trưởng tı́ch cực ở mức 9.64%, vượt trội so với các con số 5.08% và 6.42% của hai năm 2013 và 2014. Trong khi đó, tăng trưởng khu vực nông nghiệp suy giảm và tăng trưởng của khu vực dịch vụ bắt đầu chững lại.

Tuy nhiên, bên cạnh việc đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ số GDP, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu VEPR đã xây dựng một chỉ số mới là VEPI (Viet Nam Economic Performance Index). Và tại buổi hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2016 được tổ chức sáng ngày 10/05/2016, theo số liệu được công bố, sau khi mô phỏng mô hình với số liệu GDP theo báo cáo nhằm đưa ra cái nhìn gần thực tiễn hơn, dự báo tương lai thì số liệu VEPI của nhóm nghiên cứu thuộc VEPR và GDP Việt Nam theo công bố của Tổng Cục Thống kê trong năm 2015 đã có sự khác biệt.

Buổi hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2016 được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR tổ chức sáng ngày 10/05/2016.

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – VEPR cho biết: “Nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ số báo cáo kinh tế của năm 2015 có thể là hơi lạc quan, theo một nghĩa nào đó có thể con số trong báo cáo đã bị thổi phồng”.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, VEPR sử dụng một chỉ số khác do Viện nghiên cứu xây dựng và phát triển được gọi là VEPI (Viet Nam Economic Performance Index), đây là một chỉ số tổng hợp hơn để phản ánh tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, dựa trên yếu tố nền tảng hơn. VEPR đã thực hiện mô hình mô phỏng để 2 chỉ số của VEPI và GDP trong quá khứ của nền kinh tế Việt Nam trùng nhau và khi 2 mô hình trùng nhau sẽ cho phép nhóm nghiên cứu dự báo về tốc độ tăng trưởng trong tương lai.

Tuy nhiên, khi tiếp tục mô phỏng 2 mô hình thì đến năm 2015, VEPI và GDP đã bắt đầu tách ra, có sự khác nhau giữa số liệu nghiên cứu của VEPR với số liệu được Tổng Cục Thống kê công bố.

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu VEPR, nền kinh tế của Việt Nam đi xuống trong năm 2015 và đi xuống sâu hơn nữa vào quý 1/2016, tuy nhiên theo số liệu báo cáo nền kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trong năm 2015 và chỉ bắt đầu hạ xuống vào đầu năm 2016.

Nguyên nhân về sự sụt giảm của VEPI trong giai đoạn này, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu thuộc VEPR là do suy giảm kim ngạch thương mại; PMI và lượng vận tải đường sắt thấp.

Việt Nam chỉ công nhận một số liệu thống kê duy nhất về tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không có chỉ số khác để mô phỏng nhằm so sánh sự tương quan, mục đích của VEPR khi xây dựng VEPI nhằm so sánh với GDP trên số liệu báo cáo hy vọng đưa ra một góc nhìn gần thực tiễn hơn” – TS Nguyễn Đức Thành chia sẻ./.

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: “Chính sách sẽ dễ tiên lượng” (10/05/2016)

>   Lạm phát sẽ vẫn trong tầm kiểm soát (09/05/2016)

>   Quy hoạch để huy động nguồn lực hay vì đô thị cạnh tranh? (06/05/2016)

>   HSBC: FDI giúp phục hồi tăng trưởng xuất khẩu hơn 10%, lãi suất OMO sẽ không đổi (05/05/2016)

>   Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp là đối tượng phục vụ (05/05/2016)

>   IMF: Việt Nam sẽ nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á (05/05/2016)

>   “Việt Nam nên sớm thực hiện kiểm toán chiến lược” (05/05/2016)

>   “Mục tiêu 6,7% GDP năm nay có thể không đạt” (04/05/2016)

>   Chính phủ họp phiên thường kỳ đầu tiên sau kiện toàn (04/05/2016)

>   Tăng lương từ 1.5.2016: Đừng để giá cả lại tăng kiểu “té nước theo mưa” (04/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật