Thứ Hai, 09/05/2016 10:24

Thế khó!

Trong bất kỳ thảm họa thiên nhiên, hay khó khăn kinh tế thời gian vừa qua, sự trợ giúp của NH rất đậm nét.

Mấy tuần nay, câu chuyện cá chết dọc biển miền Trung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bỏ qua những bức xúc và chỉ trích sự vào cuộc chậm trễ của chính quyền sở tại và cơ quan quản lý môi trường thì một cách đặt vấn đề đáng chú ý trong hoàn cảnh hiện nay là: Chính quyền có thể làm gì? Trong dòng ý kiến đó, đáng chú ý có quan điểm của GS. Ngô Bảo Châu (facebook Chau Ngo).

Ông cho rằng, trong tương lai nên có bảo hiểm bắt buộc đối với các khoản vay NH cho nông nghiệp, còn hiện tại Chính phủ có thể chỉ đạo các NH giãn nợ cho ngư dân… Tin chắc rằng, đó cũng là suy nghĩ đã từng đến với nhiều người, xuất hiện trong giới chức các địa phương và có thể cả thành viên Chính phủ mỗi lần dân gặp tai ương như thế.

Ngao chết hàng loạt tại Kỳ Hà, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Tìm cách khắc phục hậu quả nhanh nhất luôn là điều đầu tiên cần nghĩ đến khi các thảm họa xảy ra. Trong câu chuyện vừa qua, nhiều địa phương đã xác định sơ bộ thiệt hại ở các bè nuôi cá trên biển, thất thu do tàu cá nằm bờ, lỗ do cá không bán được và ngư dân đánh bắt về thậm chí phải đổ bỏ…

Nhưng đương nhiên không chỉ có người dân và DN phải chịu thiệt hại, rủi ro cũng gia tăng với các khoản cho vay của NH ở khu vực 4 tỉnh miền Trung có cá chết này. Nhất là trong bối cảnh cho vay tam nông được đẩy mạnh mấy năm gần đây, đồng thời cho vay đóng tàu và phát triển nghề cá cũng đã được thực hiện trên diện rộng.

Nhưng điều mà không ai tính đến cho tới thời điểm này, vậy thì giải pháp nào để hỗ trợ NH nếu họ bị tăng nợ xấu, rủi ro mất vốn…?

Trong bất kỳ thảm họa thiên nhiên, hay khó khăn kinh tế thời gian vừa qua, sự trợ giúp của NH rất đậm nét. Khi thì giải pháp là tái cơ cấu thời hạn trả nợ, hạ lãi suất theo thị trường với các DN chịu ảnh hưởng bởi khó khăn kinh tế. Lúc lại khoanh, giãn nợ với các khách hàng chịu thiệt hại trong vụ lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng hồi tháng 8/2015 ở nhiều tỉnh phía Bắc.

Và mới tháng 3 năm nay lại vừa khoanh nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn/giảm lãi vay cho khách hàng chịu tác động của đợt hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Việc tìm kiếm giải pháp hỗ trợ là rất chủ động từ phía NH, ngay khi các thiệt hại nặng nề và trên diện rộng xảy ra. Tôi từng chứng kiến lãnh đạo NHNN của một tỉnh Đông Bắc liên tục làm tờ trình và “thúc giục” chính quyền địa phương nhanh chóng công bố tình trạng dịch bệnh đối với diện tích nuôi ngao lớn của tỉnh này để ngành NH có chính sách hỗ trợ phù hợp.

Gần hơn nữa là việc các NHTM sau lời “hiệu triệu” của Chính phủ và NHNN đã đồng loạt giảm ngay lãi suất cho vay đối với DN để hỗ trợ họ tháo gỡ khó khăn…

Nhưng, giãn nợ, giảm lãi suất… đều đánh thẳng vào các khoản tiết giảm chi phí quản lý, tối ưu hoá quy trình, nâng cao hiệu suất kinh doanh… của các NHTM, đồng thời là một phần có thể được hỗ trợ từ NHNN. Đương nhiên khoản này không phải là “vô biên”.

NHNN cũng như các NHTM mỗi khi hỗ trợ người vay của mình đều phải đứng trước quyết định khó khăn: có thể phải giảm quỹ thu nhập của cán bộ, hoặc phải giảm hay cắt hẳn cổ tức của cổ đông trường hợp của nhiều NHTMCP, cũng có thể phải chuẩn bị giải pháp cho các khoản nợ xấu mới… Tức là, cứ mỗi lần hỗ trợ như thế, các NH phải cắt lợi nhuận và giảm phúc lợi.

Cứ như vậy, điều khó khăn mà các NHTM phải đối mặt hiện nay là hoạt động đã không thể theo tín hiệu thị trường, khi mà kinh doanh luôn gắn với an sinh xã hội như thế. Nếu cứ giảm lợi nhuận và cắt phúc lợi thì nguồn lực nào để các nhà băng có thể tích tụ tài sản lớn lên, để lưu giữ và thu hút người tài, khi mà thế mạnh vốn và năng lực quản trị sẽ phải là nhân tố để họ “bước lên bục vinh quang”?

Nếu “quyền tài sản” của NH không được đảm bảo mà vẫn phải cố gắng “nuôi” người vay để không mất hết vốn thì nợ xấu không bao giờ được xử lý dứt điểm, bởi việc cố ý chây ì trả nợ hiện nay là có? Bối cảnh đó cũng sẽ khiến các NHTM trong nước ở thế bất bình đẳng với NH nước ngoài, bởi chắc chắn các NHTM sẽ vẫn là DN phải thực hiện chính sách an sinh?

Rồi các NH sẽ còn phải hỗ trợ, khi mà dự báo thiên tai và thảm họa sẽ còn khốc liệt hơn, khi mà khó khăn kinh tế thế giới còn bất định… Nhưng đó sẽ khó là quyết định tự nguyện mãi, nhất là trong bối cảnh thoái vốn Nhà nước và thị trường hóa lĩnh vực tài chính – NH hiện nay. Nên hiểu rằng, sức chịu đựng của NH cũng có giới hạn, và họ cũng rất cần được “bảo hiểm” trước rủi ro thiên tai.

Anh Quân

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Nhà băng lách trần lãi USD: “Phép thử” chờ Ngân hàng Nhà nước (09/05/2016)

>   Nhân sự ngân hàng ghi ở hành lang (08/05/2016)

>   Ngành tài chính chịu sức ép lớn (07/05/2016)

>   Ví FPT ra mắt dịch vụ trung gian thanh toán (07/05/2016)

>   Đấu giá VietABank: 3 nhà đầu tư đăng ký mua 300 cp (07/05/2016)

>   Chấn chỉnh việc thực hiện quy định về lãi suất huy động (06/05/2016)

>   Luật gia thắng kiện, thân chủ phải trả hơn 54 tỉ đồng (06/05/2016)

>   Khởi đầu mùa BCTC ngân hàng quý 1/2016: Dự phòng rủi ro thay đổi cục diện (06/05/2016)

>   Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh (06/05/2016)

>   Có nhất thiết phải chuyển đổi thẻ ATM? (06/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật