Thứ Ba, 31/05/2016 20:16

Chúng ta có thật sự cần Fed không?

Học giả và cũng là một cây bút chuyên về kinh tế của Forbes, John Tamny, đã viết một cuốn sách mới có tựa là “Ai cần đến Fed?” Nếu bạn tin vào Tamny và những gì ông ấy viết thì câu trả lời rõ ràng là không phải chúng ta.

 

Được xuất bản hồi đầu tháng này, cuốn sách của ông không chỉ là những câu chuyện về Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), mà còn đề cập đến chính sách kinh tế hợp lý, về những gì hiệu quả và không hiệu quả trong kinh tế học.

Bằng những ví dụ dễ hiểu, ông minh họa cách thị trường tự do giải quyết rất nhiều vấn đề mà Chính phủ Mỹ hoặc là không giải quyết hoặc làm cho chúng trở nên tệ hơn. Đó là một lời nhắc nhở về những điều quan trọng mà làm cho các nền kinh tế phát triển. Đồng tiền mạnh, ít sự điều hành hơn, thuế thấp hơn, và một vài chuyện khác.

Ví dụ hiệu quả nhất là thảo luận của ông về cách mà Uber đã giúp cho mọi người về được nhà sau buổi biểu diễn của Taylor Swift, dù giá có cao hơn so với taxi, khi đội ngũ taxi được điều hành trong khu vực ấy không đủ đáp ứng. Như Tamny viết, đối với mỗi người mua đều phải có một người bán. Nếu giá tiền được trả cho một taxi ấy bị những nhà điều hành kiềm chế thì nguồn cung taxi sẽ thấp hơn tiềm năng mà khách hàng mong muốn. Nói một cách ngắn gọn, trong trường hợp đó việc tăng giá làm cho mọi người... hạnh phúc hơn.

Bằng cách dùng lối so sánh người mua-người bán đó, Tamny cho thấy Fed về cơ bản đã bất lực trong việc quyết định mức tín dụng được đưa vào nền kinh tế như thế nào. Giờ đây, đối với nhiều người, điều đó có thể dường như là một điều khó tin. Nhưng vì cách ông giải thích nó, nên có lẽ là ông ấy đúng. Để tín dụng luôn có sẵn thì ai đó phải sẵn lòng cung cấp nó. Những gì họ thật sự cung cấp là việc tiếp cận đối với các tài nguyên. Đó có thể là bạn hoặc là tôi (chúng ta có thể làm như thế thông qua đầu tư nguồn tiết kiệm của mình), hay có thể là một nhà đầu tư lớn. Nhưng cho dù Fed có thay đổi lãi suất ngắn hạn hay không thì điều đó sẽ dường như có rất ít liên quan với việc tiếp cận ấy.

Ông cũng cho rằng cơn sốt nhà đất trong những năm 2000 ở Mỹ là do chính sách đồng USD yếu dưới thời của Tổng thống Bush. Đồng bạc xanh đã giảm mạnh nếu tính theo vàng, khiến mọi người đổ xô đầu tư vào các tài sản thực như nhà cửa và hàng hóa thay vì là vào các dự án rủi ro hứa hẹn mang lại những tiến bộ công nghệ hơn. Ông so sánh đợt vỡ bong bóng của cơn sốt nhà đất năm 2008 với một tình huống tương tự trong thập niên 1970 – đồng USD yếu là do Tổng thống Nixon bỏ việc định giá tiền tệ theo vàng, kéo theo giá nhà đất tăng vọt. Ông cho rằng không có gì ngạc nhiên lắm khi hai giai đoạn ấy được đánh dấu bởi đà tăng trưởng kinh tế què quặt. Lý giải đó nghe đơn giản hơn, và tốt hơn, nhiều so với nhiều phân tích phức tạp và khó hiểu khác./.

Các tin tức khác

>   IMF quyết "không chi một xu” để tái cơ cấu nợ cho Hy Lạp (31/05/2016)

>   TQ điều tra nguyên trợ lý Ngoại trưởng vì tham nhũng (31/05/2016)

>   Dầu đi ngang khi cuộc họp OPEC đến gần (31/05/2016)

>   Thái Lan không lo nợ (31/05/2016)

>   Vàng sắp ghi nhận tháng sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2015 (31/05/2016)

>   Bà Tymoshenko cáo buộc Chính phủ Ukraine "đi đêm" với IMF (31/05/2016)

>   Kỷ nguyên mới cho các công ty đa quốc gia siêu nhỏ (31/05/2016)

>   Hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh ngừng các chuyến bay tới Venezuela (31/05/2016)

>   Ukraine nêu các lý do khước từ trả khoản nợ 3 tỷ USD cho Nga (31/05/2016)

>   Những yếu tố giúp Chile tránh được "bẫy thu nhập trung bình" (30/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật