Thứ Sáu, 08/04/2016 07:53

Cá tra Việt Nam tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá

Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố quyết định cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) đối với sản phẩm cá tra philê đông lạnh của Việt Nam, Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam (VCA) cho biết.

Cụ thể, ngày 29/03/2016, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố Quyết định cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) cho giai đoạn từ ngày 01/08/2013 đến 31/07/2014 đối với sản phẩm cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong kết luận cuối cùng, DOC xác định mức thuế cuối cùng đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam như sau:

- Doanh nghiệp bị đơn bắt buộc: mức thuế cuối cùng cho 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là 0.41 USD/kg, và 0.97 USD/kg.

- Doanh nghiệp bị đơn tự nguyện (gồm 14 doanh nghiệp): nhận mức thuế 0.69 USD/kg.

- Thuế suất toàn quốc: mức thuế toàn quốc vẫn ở mức 2.39 USD/kg.

Một số thông tin liên quan được VCA trích dẫn:

- Ngày 14/09/2015, DOC đã công bố quyết định sơ bộ của POR 11.

- Tiếp đó, DOC đã tiến hành thẩm tra đối với 02 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc (từ ngày 21/09-06/10/2015 và từ ngày 10-24/11/2015).

- Ngày 11/01/2016, DOC gia hạn thời gian ra quyết định cuối cùng đến ngày 14/03/2016, sau đó, thời hạn này được gia hạn thêm 4 ngày tới 18/03/2016.

- Từ ngày 11-22/02/2016, các bên liên quan đã nộp bản phản biện về vụ việc.

- Ngày 03/03/2016, DOC đã tổ chức phiên điều trần công khai và điều trần kín liên quan tới các vấn đề đặt ra trong các bản phản biện này.

- Tại quyết định cuối cùng, DOC cũng xác định rằng có 15 công ty không có bất kỳ giao dịch có thể rà soát nào trong giai đoạn rà soát này. Do đó, mọi chuyến hàng bị đình chỉ (suspended entries) của các công ty này sẽ bị thanh khoản theo mức thuế suất toàn quốc của Việt Nam.

- DOC cũng quyết định huỷ bỏ (rescind) rà soát đối với 2 công ty; 4 công ty không còn phải chịu mức thuế suất toàn quốc nữa. Đồng thời, DOC cũng quyết định 3 doanh nghiệp không hợp tác phải chịu mức thuế suất toàn quốc.

- Bản công bố về các tính toán được thực hiện để có được các kết quả nêu trên được DOC công bố trong vòng 5 ngày kể từ ngày ra thông báo quyết định.

- DOC sẽ xác định và cơ quan Hải quan (CBP) sẽ tính số tiền thuế chống bán phá giá đối với tất cả các chuyến hàng phù hợp của sản phẩm bị điều tra theo kết luận cuối cùng của đợt rà soát này. DOC dự kiến sẽ ban hành các hướng dẫn tính thuế thích hợp trực tiếp cho CBP trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết luận cuối cùng của đợt rà soát.

- Nhằm mục đích tính thuế, DOC sẽ tính toán tỉ lệ đánh thuế cụ thể đối với các nhà nhập khẩu (hoặc khách hàng) cho sản phẩm bị điều tra. Sau đó, DOC sẽ tiếp tục hướng dẫn CBP để tính toán mức thuế cụ thể đối với các nhà nhập khẩu dựa trên mức thuế theo kg và trọng lượng theo kg của mỗi chuyến hàng của sản phẩm bị điều tra trong giai đoạn rà soát. Cụ thể, DOC sẽ tính toán thuế suất cụ thể của nhà nhập khẩu trên cơ sở mức thuế trên từng đơn vị bằng cách chia tổng biên độ phá giá (tính bằng chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu, hoặc giá xuất khẩu xây dựng) của mỗi nhà nhập khẩu cho tổng lượng sản phẩm bị điều tra bán cho nhà nhập khẩu đó trong giai đoạn rà soát. Nếu mức thuế cụ thể của nhà nhập khẩu (hoặc khách hàng) là không đáng kể (de minimis) (tức là nhỏ hơn 0.50%), DOC sẽ hướng dẫn CBP không đánh thuế chống bán phá giá đối với các chuyến hàng sản phẩm bị điều tra của nhà nhập khẩu (hoặc khách hàng) đó.

- Việc đặt cọc bằng tiền mặt sẽ có hiệu lực cùng ngày thông báo kết quả cuối cùng đợt rà soát này đối với tất cả chuyến hàng đã nhập khẩu, hoặc rút kho của sản phẩm bị điều tra để tiêu thụ vào hoặc sau ngày công bố. Đối với các bị đơn bắt buộc và tự nguyện, mức tiền đặt cọc là mức thuế được nêu tại kết luận cuối cùng của đợt rà soát (ngoại trừ trường hợp thuế suất bằng không hoặc ở mức không đáng kể, công ty đó sẽ không phải nộp thuế). Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đã được điều tra hoặc rà soát trước đây mà không phải là bị đơn bắt buộc hoặc tự nguyện trong đợt rà soát này, thì mức tiền đặt cọc sẽ tiếp tục áp dụng theo mức thuế cụ thể của nhà xuất khẩu đó trong giai đoạn gần nhất. Đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam không được hưởng thuế suất riêng rẽ, mức tiền đặt cọc phải nộp là mức thuế suất toàn quốc 2.39 USD/kg. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không có quốc tịch Việt Nam mà không được hưởng thuế suất riêng, mức tiền đặt cọc phải nộp sẽ là mức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cung cấp cho nhà xuất khẩu không có quốc tịch Việt Nam đó. Các mức tiền đặt cọc này khi được áp dụng sẽ có hiệu lực cho đến khi có thông báo khác./.

Các tin tức khác

>   Sẽ công bố kết quả thanh tra 7 công ty đa cấp trong tháng Năm (07/04/2016)

>   Tôm Việt bị cấm xuất khẩu sang Ả-Rập-Xê-Út (07/04/2016)

>   Tiền Giang thu hút dự án sản xuất giấy lớn (07/04/2016)

>   VNPT sẽ thoái vốn tại 50 công ty, quỹ đầu tư và ngân hàng (07/04/2016)

>   Vietnamobile chuyển đổi hình thức đầu tư thành CTCP với tổng vốn gần 1.25 tỷ USD (07/04/2016)

>   Dự án ngàn tỉ "đắp chiếu" bởi đầu tư bằng tiền nhà nước (07/04/2016)

>   Giá tăng vọt, dân không có tôm bán (07/04/2016)

>   Đề xuất tính lại thuế bia, rượu (07/04/2016)

>   "Giật mình" về phí không chính thức xuất khẩu dệt may (07/04/2016)

>   Xuất khẩu cá tra sang EU có thể tăng trở lại trong 2016 (07/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật