Thứ Năm, 07/04/2016 21:49

Tôm Việt bị cấm xuất khẩu sang Ả-Rập-Xê-Út

Tổng cục Thuốc và Thực phẩm Ả Rập Xê Út đã ra thông báo tạm thời không thông quan các lô hàng tôm tươi, làm lạnh, đông lạnh có nguồn gốc từ Việt Nam.

Theo công văn mà Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gửi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ngày 7-4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út cho biết Tổng cục thuốc và thực phẩm nước này thông báo tạm thời không thông quan các lô hàng tôm tươi, làm lạnh, đông lạnh có nguồn gốc từ Việt Nam.

Động thái này căn cứ từ báo cáo của Tổ chức sức khỏe động vật thế giới (OIE) đề cập đến việc xuất hiện bệnh đốm trắng (white spot disease) ở tôm có xuất xứ từ Việt Nam.

Theo Nafiqad, việc tạm ngừng thông quan này sẽ được dỡ bỏ khi các điều kiện thú y được đảm bảo. Cụ thể, theo thông báo của Cơ quan thẩm quyền Ả-Rập-Xê-Út, chỉ có các sản phẩm tôm đáp ứng các điều kiện sau mới được tiếp tục cho phép thông quan vào thị trường này: Thứ nhất, các lô hàng tôm đã được bóc đầu, vỏ (trừ phần đốt đuôi) sẽ được kiểm tra cảm quan và lấy mẫu xét nghiệm. Thứ hai, các lô hàng tôm đã được chế biến để tiêu dùng trực tiếp (đã được nấu chín). Thứ ba, các lô hàng tôm đã được xử lý nhiệt theo quy định tại điều 9.6.3 Bộ Quy tắc về sức khỏe động vật thủy sản.

Ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Nafiqad, cho biết hiện nay, Cục Thú y, Bộ NNPTNT đang tiến hành liên hệ, trao đổi các nội dung cần thiết với Cơ quan thẩm quyền Ả Rập Xê Út về cơ sở của việc đưa ra các biện pháp kiểm soát này.

Để tránh vướng mắc trong quá trình xuất khẩu tôm vào thị trường Ả-Rập-Xê-Út, Nafiqad đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các biện pháp kiểm soát nêu trên, chủ động trao đổi với nhà nhập khẩu để thiết lập các biện pháp kiểm soát phù hợp nhằm tránh các vướng mắc khi xuất khẩu tôm.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản trong 3 tháng đầu năm đạt gần 1,36 tỉ đô la Mỹ, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong hai tháng đầu năm, chiếm 51,84% tổng giá trị xuất khẩu.

Thùy Dung

tbktsg

Các tin tức khác

>   Tiền Giang thu hút dự án sản xuất giấy lớn (07/04/2016)

>   VNPT sẽ thoái vốn tại 50 công ty, quỹ đầu tư và ngân hàng (07/04/2016)

>   Vietnamobile chuyển đổi hình thức đầu tư thành CTCP với tổng vốn gần 1.25 tỷ USD (07/04/2016)

>   Dự án ngàn tỉ "đắp chiếu" bởi đầu tư bằng tiền nhà nước (07/04/2016)

>   Giá tăng vọt, dân không có tôm bán (07/04/2016)

>   Đề xuất tính lại thuế bia, rượu (07/04/2016)

>   "Giật mình" về phí không chính thức xuất khẩu dệt may (07/04/2016)

>   Xuất khẩu cá tra sang EU có thể tăng trở lại trong 2016 (07/04/2016)

>   Tham nhũng, phí không chính thức níu năng lực  cạnh tranh VN (07/04/2016)

>   Lỗ hổng đa cấp: Có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước! (06/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật