Thứ Năm, 07/04/2016 10:40

Đề xuất tính lại thuế bia, rượu

Theo ý kiến của các doanh nghiệp bia rượu, nước giải khát, quy định mới về cách xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt tại Nghị định 108/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 195/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính khi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 với mức thuế tăng từ 50% lên 55% sẽ khiến mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao lên và ảnh hưởng đến tính ổn định trong tăng trưởng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Cụ thể về các vướng mắc khi thực hiện Nghị định 108 và Thông tư 195 theo ý kiến của các doanh nghiệp là: Giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra, và cơ sở kinh doanh thương mại quy định tại điểm này là cơ sở không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất.

Với quy định này thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cuối cùng sẽ được tính dựa theo giá bán ra của công ty phân phối có quan hệ công ty mẹ, công ty con đối với công ty sản xuất và không được cao hơn 7% so với giá công ty sản xuất bán ra. Quy định này dẫn đến một số khó khăn cho doanh nghiệp. Vai trò của các hệ thống thương mại trong doanh nghiệp, tập đoàn bia là rất quan trọng, giúp nhà sản xuất chuyên tâm vào sản xuất. Mức quy định trần trước đây là 10% thì các doanh nghiệp phân phối có quan hệ công ty mẹ, con với công ty sản xuất được cho là đủ để có thể trang trải các chi phí. Tuy nhiên, khi giảm xuống 7% như quy định hiện nay thì các doanh nghiệp này sẽ không thể đảm bảo được việc bù đắp các chi phí, giảm sút doanh thu, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Theo đó, sẽ có sự giảm sút đối với sản lượng bia sản xuất trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đối với các nhà sản xuất bia tại Việt Nam. Và như vậy không chỉ là nguy cơ mất sân thị trường về tay hàng ngoại nhập mà còn ảnh hưởng tới hàng trăm ngàn người lao động đang gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp với ngành bia.

Do vậy, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đề xuất Chính phủ xem xét điều chỉnh lùi thời điểm có hiệu lực của các quy định mới đến đầu năm 2017, đồng thời xác định rõ hơn điều khoản quy định về cách xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá bán ra của các công ty thương mại để phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bia, rượu ở Việt Nam.n

PGS. TS. Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp Hội bia- Rượu – Nước Giải khát Việt Nam (VBA)

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Được dùng tiền ngân sách nhàn rỗi gửi ngân hàng (07/04/2016)

>   Quốc hội quyết định điều chỉnh thuế ôtô (06/04/2016)

>   Cục Thuế TP.HCM: Truy thu và phạt hơn 800 tỉ đồng từ thanh, kiểm tra (06/04/2016)

>   Những “khe cửa” cho ngân sách (06/04/2016)

>   Yêu cầu Bộ Tài chính xử lý đối với khoản nợ DATC theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trên 10 năm (05/04/2016)

>   Doanh nghiệp lo “xộ khám” vì cách tính thuế của Bộ Tài chính (04/04/2016)

>   Trả lương sai 48 tỉ đồng tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (04/04/2016)

>   Mua sắm ôtô tập trung cấp quốc gia: Tiết kiệm hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm (02/04/2016)

>   Không còn dư địa ngân sách! (02/04/2016)

>   Quản lý vốn vay sau khi “tốt nghiệp” ODA (02/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật