Thứ Ba, 29/03/2016 18:05

Xuất siêu 0.8 tỷ USD trong quý 1/2016

Tính chung quý 1/2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 37.9 tỷ USD, tăng 4.1% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 37.1 tỷ USD, giảm 4.8%. Như vậy, trong quý 1/2016, Việt Nam xuất siêu khoảng 0.8 tỷ USD.

Xuất khẩu dầu thô giảm 52.8%

Tính chung quý 1/2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 37.9 tỷ USD, tăng 4.1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10.8 tỷ USD, tăng 0.3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 27.1 tỷ USD, tăng 5.8%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý 1/2016 đạt 39.8 tỷ USD, tăng 9.3% so với cùng kỳ năm 2015.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực quý 1/2016 tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 7.6 tỷ USD, tăng 14.2%; giày dép đạt 2.8 tỷ USD, tăng 9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 2 tỷ USD, tăng 12%; gạo đạt 635 triệu USD, tăng 29.3%; rau quả đạt 532 triệu USD, tăng 43%. Tuy nhiên, có một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh: Dầu thô đạt 446 triệu USD, giảm 52.8% so với cùng kỳ năm trước; sắt thép đạt 358 triệu USD, giảm 17.7%; sắn và sản phẩm của sắn đạt 330 triệu USD, giảm 25%.

Về thị trường xuất khẩu quý 1/2016, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 7.9 tỷ USD, tăng 11.1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là EU với kim ngạch 7.5 tỷ USD, tăng 9.3%. Thị trường Trung Quốc ước tính đạt 3.9 tỷ USD, tăng 8.2%, trong đó hàng rau quả tăng 72.8%; điện thoại và linh kiện tăng 77.1%; Hàn Quốc đạt 2.4 tỷ USD, tăng 31.5%. Riêng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN và Nhật Bản giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó ASEAN đạt 4.2 tỷ USD, giảm 9.9%; Nhật Bản đạt 3.2 tỷ USD, giảm 0.4%.

Tính trong tháng 3/2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 14.2 tỷ USD, tăng 40.6% so với tháng trước. Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao so với tháng trước: Hạt điều tăng 117.3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 78.2%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2016 tăng 6.1%.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu quý 1/2016 ước tính đạt 37.1 tỷ USD, giảm 4.8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 14.9 tỷ USD, giảm 3.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22.2 tỷ USD, giảm 5.7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý 1/2016 đạt 40.7 tỷ USD, tăng 4.4% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong quý 1/2016, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước gồm: kim loại thường khác đạt 1.1 tỷ USD, tăng 25.6%; sản phẩm chất dẻo đạt 974 triệu USD, tăng 13.1%; tân dược đạt 586 triệu USD, tăng 28.7%; lúa mỳ đạt 233 triệu USD, tăng 37.4%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt gần 6 tỷ USD, giảm 14.1%; xăng dầu đạt 865 triệu USD, giảm 36.2% (lượng tăng 9.1%); ô tô nguyên chiếc đạt 474 triệu USD, giảm 19%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu, trong quý 1/2016 ngoài thị trường Hàn Quốc, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ hầu hết các thị trường lớn đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2016 với 10.4 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 13.1%; điện thoại và linh kiện giảm 18.4%. Nhập khẩu từ thị trường ASEAN đạt 5.4 tỷ USD, giảm 5.8%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện giảm 20.7%; xăng dầu giảm 23%.

Trong tháng 3/2016, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 14.1 tỷ USD, tăng 37% so với tháng trước. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao: Nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 56.3%; chất dẻo tăng 55.7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 43.3%; sản phẩm hóa chất tăng 48.9%; vải tăng 42.7%; sắt thép tăng 35.8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 3/2016 giảm 3.3%. Nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất, gia công lắp ráp trong nước có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước: Xăng dầu giảm 40.6%; điện thoại và linh kiện giảm 12.3%.

Nhập siêu dịch vụ 0.81 tỷ USD

Xuất khẩu dịch vụ quý 1/2016 ước tính đạt 2.92 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 2.02 tỷ USD, chiếm 69.2% tổng kim ngạch và tăng 7.4% so với cùng kỳ năm 2015. Nhập khẩu dịch vụ quý 1 ước tính đạt 3.73 tỷ USD, tăng 5.1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu dịch vụ vận tải đạt 2.02 tỷ USD, chiếm 54% kim ngạch và giảm 0.7%.

Nhập siêu dịch vụ quý 1/2016 là 810 triệu USD. Với kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cùng tính theo giá FOB (loại trừ 2.02 tỷ USD dịch vụ vận tải được tính vào nhập khẩu dịch vụ) thì cân đối thương mại hàng hóa và dịch vụ quý 1 năm nay xuất siêu khoảng 1.98 tỷ USD, trong đó hàng hóa xuất siêu 2.79 tỷ USD, dịch vụ nhập siêu 0.81 tỷ USD./.

Các tin tức khác

>   Nhiều công ty thủy điện chây ì việc trồng lại rừng thay thế (29/03/2016)

>   Thành lập Khu CNTT tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (29/03/2016)

>   Xét xử Chủ tịch Hiệp hội Lương thực lập 'sân sau' trục lợi hơn 50 tỷ đồng (29/03/2016)

>   Ngân hàng Nga VTB ký thỏa thuận hợp tác với quỹ SCIC Việt Nam (29/03/2016)

>   Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý 1 tăng 9.1% (29/03/2016)

>   Bán lẻ trong thế giới phẳng, liệu MWG có làm được như Aeon Mall của người Nhật? (29/03/2016)

>   Quý 1/2016: Hơn 20,000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (28/03/2016)

>   Chưa hợp đồng mua ống gang dẻo với nhà thầu Trung Quốc (29/03/2016)

>   Rà soát pháp luật Việt Nam và các quy định của FTA: “Vênh” rất nhiều và sửa kiểu gì? (29/03/2016)

>   TPHCM nêu tên 54 doanh nghiệp nợ thuế (29/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật