Thứ Ba, 29/03/2016 10:59

Bán lẻ trong thế giới phẳng, liệu MWG có làm được như Aeon Mall của người Nhật?

Hệ thống quản trị của doanh nghiệp nước ngoài cùng tiềm lực tài chính có thể được coi là những vũ khí sắc bén mà họ dùng để xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đối với ngành bán lẻ, M&A được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận đến người tiêu dùng bản địa một cách nhanh nhất.

FPT sẽ bán mảng Retail vào cuối năm nay với giá trên 2,000 tỷ đồng?

* FPT sẽ bán cổ phần, tìm kiếm đầu tư cho mảng bán lẻ

Sau 1 năm niêm yết trên sàn chứng khoán, cái tên Thế giới Di động (MWG) đã có được độ phủ sóng không chỉ riêng người tiêu dùng hàng điện tử mà còn đối với nhà đầu tư chứng khoán và liệu đây có là cánh chim đầu đàn để ngành bán lẻ Việt Nam bước chân vào thế giới phẳng?

Hội thảo ngành bán lẻ Việt Nam bước chân vào thế giới phẳng tổ chức vào ngày 28/03 tại trụ sở HOSE

Chia sẻ tại hội thảo “Ngành bán lẻ Việt Nam bước chân vào Thế giới Phẳng - Cơ hội hay thách thức”, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch MWG không giấu được sự thán phục của mình đối với người Nhật Bản. Chuỗi siêu thị Aeon Mall xuất hiện tại Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn đã thu hút được đông đảo người tiêu dùng Việt. Điều đáng nói ở đây là những trung tâm thương mại Aeon Mall được xây dựng ở những vùng ven thay vì ở khu trung tâm thành phố lớn như Aeon Mall Tân Phú, Aeon Mall Bình Dương… lúc nào cũng đông nghẹt khách hàng đến mua sắm.

Và chìa khóa cho sự thành công của Aeon Mall chính là sự thấu hiểu khách hàng. Để hiểu người Việt, “10 năm doanh nghiệp Việt Nam không thể hiểu bằng 1 năm của doanh nghiệp nước ngoài”, ông Tài nhận xét.

Khách hàng ai cũng muốn được phục vụ tử tế, nhanh chóng cùng với mức giá cả hợp lý. Không có được lợi thế quản trị và tiềm lực tài chính kém đã mang đến một rủi ro cho doanh nghiệp Việt khi mà doanh nghiệp nước ngoài hiểu khách hàng nhanh hơn.

Ông Tài nhìn nhận, “Doanh nghiệp nước ngoài đến đây (Việt Nam) phục vụ, nếu phục vụ tốt thì người tiêu dùng sẵn lòng móc hầu bao. Cũng giống như đi du lịch Thái Lan, đi rồi vẫn muốn đi lại, vấn đề là biết cách phục vụ, đàng hoàng tử tế trong và ngoài nước. Đây là sự lựa chọn cho mỗi doanh nghiệp”.

Với góc nhìn của nhà đầu tư thị trường chứng khoán, ông Đặng Trần Hải Đăng – Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu VietinBankSc (CTS) đưa ra nghiên cứu về đào tạo bán lẻ cho thấy 80% là do tương tác giữa con người với nhau, còn hệ thống đi sau đó. Dịch vụ của MWG tương đối đồng nhất, điều này tạo cho khách hàng dù ở đâu cũng đều cảm thấy mình đều được phục vụ như nhau, không có sự phân biệt.

Quay trở lại với câu chuyện M&A ngành bán lẻ, một chuyên gia của GFK (Công ty TNHH Nghiên cứu Thị trường Công nghệ và Bán lẻ GFK Việt Nam) cũng nhận định, M&A trong bán lẻ diễn ra rầm rộ vài năm trở lại đây, 2015 là năm có nhiều DNNN tham gia hơn, nhiều thương vụ đình đám hơn như Aeon thâu tóm Citimart, Vingroup (VIC) mua Maximark, BigC đang được“trao tay” cho người khác… Trên thế giới, M&A là đường tắt để doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc gia khác. Trong bán lẻ gần giống như đánh cờ vây, đặc biệt là việc chính quyền địa phương cấp phép mở cửa hàng cho doanh nghiệp nước ngoài không phải lúc nào cũng sẵn lòng.

Theo đó, kế hoạch tấn công sang thị trường bán lẻ nước ngoài của MWG sắp tới đây liệu có đi theo công thức này?

Ông Tài cho hay, MWG đang tiếp xúc với các doanh nghiệp tại Myanmar, tìm đối tác phù hợp chứ không phải lang thang 1 mình trên thị trường nước ngoài. Chi phí cho việc thăm dò thị trường nước ngoài sẽ khoảng vài triệu USD trong năm 2017, nếu thành công thì có thể tăng thêm các năm sau đó.

Chuyên gia GFK - Huỳnh Phước Cường nhìn nhận thị trường Myanmar có nhiều doanh nghiệp tại địa phương, quan điểm phục vụ thị trường cũng như người tiêu dùng còn rất sơ khai. Bên cạnh đó, vấn đề về chính trị hay quân sự cũng đang là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào. Tuy nhiên, GFK nhận thấy Myanmar lẫn Campuchia là những đất nước có sức phát triển nóng, dân số tiền năng hơn 60 triệu người, họ đi sau Việt Nam 5 năm phát triển. Nếu hiểu được văn hóa, áp dụng được hệ thống quản trị tốt và cân nhắc để thích ứng thì cơ hội cho không chỉ riêng MWG mà các doanh nghiệp Việt là có.

M&A bán lẻ là điều cực kỳ quan trọng để thâm nhập thị trường, đường tắt được nhiều doanh nghiệp thực hiện và những năm tới sẽ còn nhiều thương vụ như thế, ông Đặng Trần Hải Đăng (CTS) nhận xét./.

Các tin tức khác

>   STP: Báo cáo tài chính năm 2015 (29/03/2016)

>   DLC: Công ty CP Đầu tư Thiên Long An Thịnh - người có liên quan đến Ủy viên HĐQT - đã bán 663,640 CP (29/03/2016)

>   BED: Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - Tổ chức có liên quan đến Chủ tịch HĐQT, Giám đốc - đăng ký bán 1,115,280 CP (29/03/2016)

>   DVH: Báo cáo tài chính năm 2015 (29/03/2016)

>   CFC: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (29/03/2016)

>   STC: Lên kế hoạch lợi nhuận 2016 chỉ 14 tỷ do tài chính công giảm (29/03/2016)

>   STC: Lên kế hoạch lợi nhuận 2016 chỉ 14 tỷ do tài chính công giảm (29/03/2016)

>   IDJ: Thông báo ngày tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (29/03/2016)

>   NQB: BCTC kiểm toán năm 2015 (29/03/2016)

>   GER: Nghị quyết HĐQT (29/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật